|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ông Lương Hải Sinh tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam

19:18 | 08/12/2022
Chia sẻ
Ông Lương Hải Sinh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Ngày 7/12/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký quyết định bổ nhiệm lại ông Lương Hải Sinh giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) , nhiệm kỳ 2021 - 2026.

 Ông Lương Hải Sinh. (Ảnh: VDB).

Ông Lương Hải Sinh sinh năm 1975, quê quán tỉnh Thái Nguyên, có trình độ thạc sĩ kinh tế quốc tế - Đại học Ngoại thương Hà Nội, thạc sĩ quốc tế - Đại học Sunderland (Anh). Ông được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT VDB từ tháng 10/2019.

Trước đó, ông được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc DATC vào tháng 6/2016. Ông cũng từng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); thành viên Hội đồng Quản trị - Tổng giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.

Theo báo cáo thường niên năm 2021 của VDB, ngân hàng lỗ gần 606 tỷ đồng trong năm, đây là năm thứ 9 liên tiếp ngân hàng này ghi nhận lỗ. Lũy kế đến hết năm 2021, tổng lỗ lũy kế của VDB lên tới 7.905 tỷ đồng; năm 2020 con số này là 7.301 tỷ đồng. 

Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động kinh doanh không mấy khả quan, đi cùng với đó là chi phí hoạt động ở mức cao. Cụ thể, thu lãi cho vay của ngân hàng giảm đến 10,4% so với cùng kỳ xuống còn 4.063 tỷ đồng. Tổng thu ngoài lãi giảm 16,5% xuống chỉ còn 2.730 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2020 đạt hơn 3.200 tỷ đồng. Thu lãi tiền gửi cũng giảm 15,6% so với cùng kỳ.

Tổng thu nhập hoạt động, theo đó, giảm 13% từ mức 7.901 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 6.871 tỷ đồng trong năm 2021. Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động của VDB trong kỳ lên đến 7.476 tỷ đồng. 

 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 cuae VDB. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2021 của VDB).

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 248.635 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cuối năm 2020; trong đó tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 10.000 tỷ đồng, tương đương giảm 96%.

Về nguồn vốn huy động năm 2021, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng tại VDB giảm 81% từ hơn 1.000 tỷ xuống còn 190 tỷ đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế, khách hàng giảm 17% so với cuối năm 2020 còn hơn 796 tỷ đồng. Vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đạt 91.808  tỷ  đồng, giảm gần 11%.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Nga

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.