'Ông lớn nào' đang chống lưng cho nền kinh tế Đông Nam Á?
Kinh tế Đông Nam Á năm 2018 sẽ khó khăn hơn năm 2017? | |
Đông Nam Á nỗ lực duy trì tăng trưởng trong quý cuối năm 2017 |
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, nhưng "sự chi phối" của Trung Quốc mới là mạnh nhất trong khu vực. |
Tuy nhiên, nghiên cứu dữ liệu về thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và du lịch ở các nước ASEAN của Financial Times đã phát hiện, trong khi sức ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc là điều không thể phủ nhận, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác vẫn là những thành phần quan trọng, và các nước trong khu vực vẫn chủ yếu trao đổi với nhau.
Nhật Bản là nhà đầu tư chính ở Đông Nam Á
Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư nước ngoài thống trị ở Đông Nam Á. Khoảng 20% vốn đầu tư chảy vào khu vực tập trung tại các dự án greenfield được xây dựng từ đầu trong 7 năm qua có nguồn gốc từ Nhật Bản, tăng 6 điểm % từ mức 14% trong 7 năm đến 2010.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc ở Đông Nam Á đang tăng nhanh hơn, nhưng chỉ ở mức gần 7 điểm % so với cùng kỳ lên 14% vốn đầu tư trong khu vực.
“Vì chi phí nhân công gia tăng tại Trung Quốc, các công ty đang chuyển hoạt động lắp ráp cần đến nguồn lao động lớn sang các nước châu Á”, ông Juzhong Zhuang, phó chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.Ông lấy ví dụ, ngành công nghiệp may mặc lớn của Campuchia, nơi các công ty Trung Quốc là những nhà đầu tư lớn.
Các quốc gia giàu có hơn, gồm Thái Lan và Malaysia, ghi nhận tỷ lệ FDI từ bên ngoài ASEAN cao nhất. Ví dụ, tại Thái Lan, hơn 50% vốn đầu tư đến từ Nhật Bản và Mỹ.
Trung Quốc đã đầu tư vào các nền kinh tế yếu trong khu vực nhiều hơn Nhật Bản và Mỹ, nhưng sự đóng góp của quốc gia này vẫn thâp hơn đầu tư tập thể của các nước khác trong khu vực.
Vốn được đầu tư vào đâu? Gần một nửa FDI của Trung Quốc trong khu vực kể từ năm 2003 rót vào tài nguyên. Nguồn FDI nội bộ của ASEAN chủ yếu đổ vào bất động sản, ví dụ như tập đoàn Central Group lớn nhất Thái Lan, đang xây dựng trung tâm mua sắm lớn nhất của Campuchia.
Các quốc gia ASEAN chủ yếu giao thương với nhau
Thương mại là khu vực dễ phát hiện sự ảnh hưởng của Trung Quốc nhất. Năm 2000, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không phải là nguồn nhập khẩu quan trọng của Đông Nam Á như Nhật Bản, Mỹ hoặc (Liên minh châu Âu) EU. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc chiếm khoảng 20% giá trị của tất cả hàng hóa nhập khẩu trong khu vực, tăng từ 5% trong năm 2000, trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN cao hơn gấp hai lần so với Nhật Bản.
Mặc dù vậy, giá trị xuất khẩu của khu vực sang quốc gia đông dân nhất thế giới chỉ bằng một nửa lượng giao dịch giữa các nước Đông Nam Á với nhau. Khoảng 25% lượng hàng xuất khẩu của ASEAN nằm trong khu vực. Tỷ lệ này đã được duy trì ổn định trong vòng 20 năm qua.
Tăng trưởng xuất khẩu của Đông Nam Á sang Trung Quốc phần lớn phản ánh nhu cầu về nguyên vật liệu cơ bản. Theo dữ liệu của Unctad, hơn 2/3 lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực là nguyên liệu thô và hàng hóa. Ngược lại, thương mại trong khu vực đa dạng hơn, gồm chủ yếu là thực phẩm và đồ uống, nhiên liệu, hóa chất và hàng hóa sản xuất.
Sự khác biệt trong khu vực rất lớn. Ví dụ, hầu hết xuất khẩu từ Lào là trong khối liên minh Đông Nam Á, trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu chính cho cả Việt Nam và Campuchia.