|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Ông lớn' cao su VRG có 'bật' được giữa cơn bão?

07:55 | 06/01/2018
Chia sẻ
Sau nhiều lần trì hoãn, thương vụ IPO của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới.
ong lon cao su vrg co bat duoc giua con bao Đấu giá 475 triệu cổ phần Tập đoàn Cao su sẽ diễn ra ngày 2/2/2018
ong lon cao su vrg co bat duoc giua con bao Chốt giá IPO Tập đoàn cao su Việt Nam khởi điểm 13.000 đồng/cp

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) đã thông báo việc tổ chức đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Theo đó, VRG sẽ chào bán 475,1 triệu cp ra công chúng với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cp. Nếu thành công, VRG dự kiến thu về ít nhất gần 6.200 tỷ đồng. Thời gian cung cấp thông tin về đợt đấu giá, nộp đơn và tiền đặt cọc dự kiến từ ngày 4/1. Thời gian và địa điểm đấu giá dự kiến vào 09 giờ 00 ngày 2/2.

ong lon cao su vrg co bat duoc giua con bao

Chốt phương án cổ phần hóa

Sau nhiều lần trì hoãn, thương vụ IPO của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) sau nhiều lần trì hoãn đã được "chốt" thời điểm IPO vào 09 giờ 00 ngày 2/2.

Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, VRG có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, tương ứng với 4 tỷ cổ phần. Trong đó, 3 tỷ cổ phần nhà nước, chiếm 75% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 11,88% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 11,88% vốn điều lệ; 48.921.710 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, chiếm 1,22% vốn điều lệ; 830.769 cổ phần bán cho tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, chiếm 0,02% vốn điều lệ.

Tại mức giá khởi điểm 13.000 đồng, vốn hóa của VRG đạt 52.000 tỷ đồng; cơ quan đại diện chủ sở hữu toàn bộ phần vốn nhà nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đáng chú ý, nhà đầu tư chiến lược của VRG phải ở trong nước, không bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; bảo đảm nhà đầu tư cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Trong đó bảo đảm điều kiện không chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 5 năm và quy định rõ quyền ưu tiên của nhà nước được mua cổ phần nếu nhà đầu tư chiến lược bán cổ phần sau 5 năm cổ phần hóa.

Lý giải vì sao không bán cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài,Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, có rất nhiều lý do nhưng cơ bản nhất là vì đất đai, tập đoàn này có hơn 300.000 ha, có những nơi có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng an ninh, đất đai ở đô thị cũng có những vị trí rất đắc địa.

Thứ hai, hơn 100.000 ha của Tập đoàn này được Chính phủ Lào và Campuchia cho phép đầu tư. Vì vậy muốn cổ phần hóa đưa thêm nhà đầu tư khác ở nước ngoài cần có sự đồng ý theo thông lệ quốc tế.

IPO giữa "tâm bão"

Tập đoàn Cao su Việt Nam tiến hành IPO trong bối cảnh nhiều sai phạm nghiêm trọng của đơn vị này vừa phát lộ.

Vào đầu tháng 12/2017, nhiều cán bộ của Tập đoàn Cao su đã bị khởi tố với tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, 5 bị can gồm: Lê Quang Thung - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam; Nguyễn Thành Châu - nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Văn Minh - nguyên Kế toán trưởng Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Hồng Phú - nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng; Hoàng Văn Sơn - Kế toán trưởng Công ty Cao su Phú Riềng.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ được công bố cuối năm 2014, hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại VRG dưới thời chủ tịch Lê Quang Thung. Cụ thể, tính đến 31/12/2011, VRG đã đầu tư ra ngoài nghề kinh doanh chính hơn 2.420 tỷ đồng, chiếm 13,03% vốn điều lệ và chiếm 13,25% tổng vốn đầu tư tài chính, chủ yếu lấy từ nguồn vốn điều lệ do nhà nước đầu tư.

VRG đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các Cty hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, xi măng, kinh doanh khách sạn, thép, chứng khoán… song hầu như trong nhiều năm liên tục không có lợi nhuận được chia. Theo TTCP, việc thiếu tính toán, đầu tư dàn trải là một phần nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận rất thấp, nhiều khoản đầu tư trong nhiều năm không có lợi nhuận, một số khoản tiềm ẩn nguy cơ mất vốn với giá trị lớn.

Quá trình thanh tra còn phát hiện, một số lãnh đạo VRG tham gia góp vốn cá nhân, gia đình để sáng lập và lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động Cty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đồng Tháp (DSEC).Trong đó, nguyên Chủ tịch HĐQT VRG kiêm chức Chủ tịch HĐQT DSEC; còn TGĐ Cty cổ phần công nghiệp và xuất nhập khẩu Cao su (gọi tắt Cty XNK Cao su) kiêm Tổng giám đốc DSEC… vi phạm Luật Doanh nghiệp 2005.

Bên cạnh đó, một số Cty “con” của VRG cũng tham gia góp vốn vào DSEC khi chưa được Tập đoàn đồng ý, cá biệt có đơn vị dùng cả quỹ phúc lợi để đầu tư, góp vốn vào Cty “sân sau” của các vị quan chức ngành cao su.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý sai phạm về kinh tế số tiền hơn 8.300 tỷ đồng. Trong đó sai phạm lớn nhất thuộc về việc tăng vốn điều lệ của tập đoàn, quản lý đầu tư xây dựng và đất đai.

VRG có gì?

Theo báo cáo tóm tắt dự thảo phương án CPH Công ty Mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2017, hiện VRG đang quản lý quỹ đất lên đến gần 5,2 tỷ ha (trong đó, đất nông nghiệp chiếm phần lớn với hơn 5 tỷ ha, còn đất phi nông nghiệp chiếm gần 186 triệu ha).

Cụ thể, về quỹ đất từ các công ty cổ phần, công ty liên kết (VRG góp vốn) chiến tới hơn 2,75 tỷ ha đất phân bố ở nhiều tỉnh thành trên cả nước (hơn 1,25 tỷ ha) và sang các nước bạn như: Lào (hơn 292 triệu ha), Campuchia (hơn 1,2 tỷ ha). Riêng quỹ đất của Công ty mẹ chiếm gần phân nửa với 2,44 tỷ ha đất tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các mảng kinh doanh của VRG khá đa dạng nhưng phần lớn doanh thu và lợi nhuận đến từ 4 mảng kinh doanh chính gồm: Công ty cao su, Công nghiệp cao su, Gỗ cao su, và Phát triển khu công nghiệp.

Năm 2017, VRG tiếp tục tăng trưởng lãi ròng khi ước đạt 3.060 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm tháng 2017, VRG báo lãi sau thuế 708,8 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ 2016. Tổng tài sản đến 30/9/2017 là 36.338 tỷ; trong đó phần lớn tài sản nằm ở đầu tư tài chính dài hạn với 33.142 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 35.608 tỷ; trong đó quỹ đầu tư phát triển lớn với 4.367 tỷ, nguồn vốn đầu tư XDCB 4.649 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh đến 2020, VRG đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 15%/năm với tổng doanh thu tăng từ 29.457 tỷ đồng năm 2018 lên 34.616 tỷ đồng năm 2019 và 40.710 tỷ đồng năm 2020. Riêng lợi nhuận sau thuế sẽ tăng dần từ 6.080 tỷ năm 2018 lên 7.202 tỷ năm 2019 và 8.953 tỷ đồng vào năm 2020. Tương đương với biên lãi ròng các năm từ 21-22%.

Một thông tin đáng chú ý trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp của VRG là giá trị tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp, bàn giao về cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam là hơn 644,7 tỷ đồng. Đây là giá trị hai khoản nợ phải thu khó đòi của VRG, trong đó có khoản nợ phải thu Công ty Cho thuê Tài chính 2 (ALCII) với nợ gốc là 599,5 tỷ đồng và khoản nợ cá nhân của ông Trần Quốc Hoàng hơn 45,2 tỷ đồng, liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính cao su Việt Nam, công ty do VRG sở hữu 100% vốn… Thông tin này phần nào giải tỏa được mối bận tâm của giới đầu tư về chất lượng tài sản của VRG trước thềm Tập đoàn IPO.

Trước đó, trả lời báo giới cuối năm 2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay vẫn chưa có nhà đầu tư nào đàm phán chính thức với VNR về việc trở thành nhà đầu tư chiến lược. Nguyên nhân chính, theo Thứ trưởng, là do giá trị vốn hóa của Tập đoàn cao su rất lớn, việc tìm nhà đầu tư chiến lược không dễ dàng.

Cổ phiếu nông nghiệp vốn không mấy hấp dẫn đối với nhà đầu tư, song với VRG sở hữu lợi thế mà không doanh nghiệp nào có được là quỹ đất khổng lồ, các thông số về kết quả và triển vọng kinh doanh khá hấp dẫn, rất có thể, thương vụ IPO VRG sẽ là món hời với các nhà đầu tư.

Nha Trang