‘Ông lớn’ bán lẻ Nhật Bản Takashimaya coi Việt Nam là ‘một Singapore khác'
Chinh phục thị trường nước ngoài hay là chết
Takashimaya muốn tăng gấp đôi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài trong bốn năm tới bằng cách tinh chỉnh lại phạm vi sản phẩm cung cấp và đẩy mạnh các kênh như thương mại điện tử ở các cửa hang tại Châu Á, ông Yoshio Murata, Chủ tịch Takashimaya, chia sẻ với Nikkei mới đây.
Singapore là thị trường hiếm hoi Takashimaya đang có lãi bên ngoài Nhật Bản với lợi nhuận hoạt động 4,8 tỉ yên kì vọng trong năm nay. (Ảnh: Takashimaya)
Theo đó, thị trường nước ngoài sẽ trở thành một trong những trụ cột tăng trưởng của Takashimaya trong bối cảnh dân số Nhật Bản giảm và áp lực từ các chuỗi bán lẻ khác. Takashimaya hi vọng có thể đẩy lợi nhuận hoạt động bên ngoài "quốc gia mặt trời mọc" lên mức 11 tỉ yên (1,55 tỉ USD) vào năm tài chính kết thúc vào tháng 2/2014. Năm ngoái, con số mà hãng có dừng lại ở 3,9 tỉ yên.
"Chìa khoá" để Takashimaya thực hiện mục tiêu là xoay chuyển tình hình kinh doanh tại Bangkok, TP HCM và Thượng Hải, trung tâm thương mại (TTTM) lỗ nặng nhất của hãng tại Châu Á. Bốn TTTM khác của Takashimaya ở Đông Nam Á và Trung Quốc chưa có lợi nhuận, song hoạt động của Takashimaya tại Singapore lại được xem là một câu chuyện thành công.
Mặc dù Murata nhận nhiều đề nghị mở TTTM ở các thị trường Châu Á mới, bốn cửa hàng hiện hữu vẫn là "ưu tiên hàng đầu", ông nhấn mạnh.
TTTM Thượng Hải, hiện diện duy nhất của Takashimaya tại Trung Quốc, đã lỗ từ khi mở cửa vào năm 2012 song có thể có lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2/2021, ông Murata chia sẻ.
Trước đó, Takashimaya đã huỷ bỏ kế hoạch đóng cửa TTTM này chỉ hai ngày so với lịch trình ban đầu nhờ vào việc chính phủ địa phương giảm chi phí mặt bằng.
Nhờ đó, chi phí mặt bằng của TTTM ở Thượng Hại đã đủ thấp để duy trì kinh doanh, bất chấp sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc. "Nếu không, chúng tôi đã không thay đổi quyết định", Chủ tịch Takashimaya nói. Với mức giá thuê mặt bằng mới, Takashimaya Thượng Hải sẽ có lãi khi doanh số bán hàng tăng thêm 30%.
Những tín hiệu tích cực
Khoảng 30% diện tích sàn trong Takashimaya Thượng Hải vẫn trống khi nhiều khách thuê đang dọn ra ngoài. Murata tin rằng những khoảng trống này sẽ được lấp đầy cho tới đầu năm 2021.
Ông kì vọng có thể thu hút thêm khách hàng bằng cách đẩy mạnh cung cấp hàng hoá Nhật Bản, tích cực tổ chức các sự kiện và triển khai thương mại điện tử, tập trung chính vào nhân viên văn phòng trong khu vực.
Takashimaya cũng tính chuyện đẩy mạnh bán hàng trực tuyến thông qua hợp tác với các doanh nghiệp địa phương.
(Nguồn: Nikkei/ Euromonitor International, Việt hoá: Thái Sơn)
Teresa Lam, Phó Chủ tịch công ty nghiên cứu Fung Business Intelligence, nói rằng "chuyển đổi số là vấn đề sống còn trong môi trường cạnh tranh và năng động".
Thị trường tiêu dùng Trung Quốc được giới trẻ dẫn dắt và "các TTTM cần kết nối với họ thông suốt qua nhiều kênh khác nhau", bao gồm mạng xã hội và trực tuyến.
Trong khi đó, triển vọng của TTTM Siam Takashimaya, mở cửa ở Bangkok hồi năm ngoái, phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống đường sắt trên cao BTS Skytrain của Thái Lan. TTTM này có thể vẫn sẽ lỗ hoạt động 900 nghìn yên trong năm 2020.
Hiện tại, Siam Takashimaya tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp. Tuy nhiên, nó sẽ sớm bổ sung thêm các sản phẩm tầm trung nhắm vào tầng lớp khách hàng trung lưu sẽ ghé thăm khi hệ thống BTS Skytrain hoàn thiện.
Một tín hiệu đáng mừng cho Takashimaya là TTTM tại TP.HCM có thể có lãi 100 triệu yên trong năm 2019 và Chủ tịch Takashimaya nhìn nhận nó "như một Singapore khác".
Công ty này cũng đang đầu tư vào một dự án phát triển đô thị khác ở Hà Nội trong đó Takashimaya lên kế hoạch mở một trường song ngữ thông qua hình thức liên doanh.
Các nhà phân tích ngành công nghiệp nói nhà đầu tư nên kiên nhẫn với hoạt động kinh doanh nước ngoài của Takashimaya. Các chuỗi bán lẻ ở Đông Nam Á thường "cần tới từ 10 đến 20 năm để đạt lợi nhuận cao", Masahiro Matsuoka, đồng Chủ tịch công ty tư vấn Frontier Management, chia sẻ.
Cạnh tranh trong khu vực này rất khốc liệt với nhiều "tay chơi" lớn như Central Group ở Thái Lan, Beijing Hualian Group ở Singapore và Aeon ở Việt Nam.
Chuỗi TTTM Nhật Bản Isetan Mitsukoshi Holdings cũng đang phát triển nhiều không gian thương mại ở Philippines cùng kế hoạch khai trương TTTM vào năm 2021.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/