|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông chủ TBS Group: 'Tiến vào kỷ nguyên số, chúng ta phải làm gì để đất nước trở nên giàu có?'

05:38 | 16/08/2019
Chia sẻ
Bước vào kỷ nguyên số, khi thị trường đã mở toang và tạo ra rất nhiều cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để phát triển trong giai đoạn này? Chúng ta làm gì để đất nước chúng ta trở nên giàu có và thoát khỏi chiếc bẫy thu nhập trung bình?

Đó là vấn đề được ông Nguyễn Đức Thuấn, nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn TBS Group đưa ra phân tích và chia sẻ tại diễn đàn kinh doanh 2019 với chủ đề "Tiến vào kỷ nguyên số" do Forbes Việt Nam tổ chức chiều 15/8.

Là người làm việc trong Hội đồng tiền lương quốc gia, ông chủ TBS Group cho hay rằng Việt Nam đang có thời cơ dân số vàng có hơn 53 triệu trong độ tuổi lao động. Nhưng vấn đề tại sao năng suất lao động chúng ta lại thấp? 

Nguyên nhân được ông Thuấn đưa ra một phần là do trước đây 55% dân số nằm ở khu vực nông nghiệp, sau này giảm xuống còn 38%, ngoài ra, cơ cấu lao động giữa người làm trong cơ quan công quyền chiếm đến 10% là yếu tố chính dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam đang ở mức thấp. 

"Vậy thì tiếp theo, chúng ta phải dịch chuyển nguồn lực lao động đến đâu? Phải làm gì để tăng năng suất lao động?", ông Thuấn nói.

Mr

Chủ tịch TBS Group Nguyễn Đức Thuấn (nguồn: Forbes Vietnam)

Tăng năng suất lao động nhờ chuyển đổi số

Ngành công nghiệp thời trang trên thế giới có tổng giá trị khoảng 600 tỉ USD, riêng Trung Quốc vẫn là "anh cả" chiếm trên 50%. Việt Nam đang đứng thứ 2 trong ngành da dày, túi xánh và xếp thứ 3 trong ngành dệt may.

Ông Thuấn cho hay, không ngẫu nhiên gì ngành thời trang luôn vững vàng mặc dù bão táp có đến rồi cũng qua đi mà đây chính là ngành phát triển bền vững và Việt Nam có lợi thế. Năm nay, tổng doanh số của ngành thời trang mang lại khoảng 60 tỉ USD. Riêng ngành da giày năm nay dự kiến xuất khoảng 20 tỉ USD. 

Làm sao chúng ta có thể đẩy năng suất lao động cạnh tranh với những quốc gia đang cạnh tranh với chúng ta dữ dội nhất là Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar là điều mà ông Thuấn trăn trở.

Trong khi đó, hiện thuế suất của Bangladesh và Myanmar là gần bằng không, chi phí lao động của họ cũng chỉ bằng ½ của Việt Nam và nguồn cung lao động thì rất dồi dào. Nguồn cung lao động của Việt Nam trong những năm gần đây gặp rất nhiều vấn đề. 

Do đó, bược chúng ta phải tăng năng suất lao động. Mà muốn tăng năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh theo nghiên cứu của ông Thuấn thì giải pháp đưa ra chính là phải quản trị trên nền tảng số. 

Bởi kinh nghiệm của ông chủ TBS Group, quá trình tập hợp dữ liệu big data của tất cả sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp chúng ta biết rằng,  chúng ta đang bán một sản phẩm này với mức giá có cao hơn thị trường không, có thấp hơn không, giao hàng có tốt hơn không và quan trọng nhất là tìm ra được mức giá bán. 

Làm sao để có mức giá phải cạnh tranh được các doanh nghiệp FDI trong nước cũng như Bangladesh và Myanmar,…là điều mà ông chủ TBS Group hướng đến.

"Tin mừng mà EVFTA vừa ký, nếu hiện hữu về năng suất lao động của TQ là 100% thì các doanh nghiệp Việt Nam là 70-75% và Myanmar thấp hơn chúng ta 20-30%. Trước đây thuế suất của Myanmar thấp thì bây giờ là ngang nhau, như vậy đây là cơ hội ngàn năm có một", ông chủ TBS Group nói. 

Vị doanh nhân khuyên các doanh nghiệp hãy mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, có thể đầu tư luôn cả điện toán đám mây nếu có nhiều tiền, còn nếu không thì chỉ cần xây dựng tập dữ liệu Big data của riêng mình và thuê các phần mềm từ các công nghệ  trên thế giới để có dữ liệu quản trị hàng ngày hàng giờ.

Ông Thuấn đưa ra ví dụ tại TBS Group: "Hiện nay, tập đoàn có khoảng 50.000 người lao động khắp 2 Miền Nam - Bắc, nếu không có dữ liệu chúng tôi không thể biết được nó chảy đến đâu và hoạt động như thế nào? Chỉ có áp dụng nó mới quản trị được giá thành và quản trị được năng suất và thành công trước mắt cũng như lâu dài khi bão gió có tới".

Thực tế quá trình ăn sâu vào chuỗi giá trị hiện nay bắt buộc chúng ta phải có yếu tố thiết kế (OEM), tức phải tạo ra được chuỗi cung ứng mà hầu như các thương hiệu lớn trên thế giới cũng phải cần có. 

Muốn làm điều đó thì theo ông Thuấn là doanh nghiệp không chỉ còn tập trung cung ứng sản phẩm mà cần có máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu và thiết kế sản phẩm. 

Hiện năng suất lao động của một người làm trong ngành da dày đã cao gấp 4,5 lần so với năng suất lao động trung bình của xã hội, nếu gia tăng sự cộng hưởng thì chuỗi giá trị của chúng ta mới toàn vẹn.

Vấn đề là các doanh nghiệp lớn phải tại điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ, các ngành như da dày làm sao để các doanh nghiệp liên kết với nhau tạo thành chuỗi giá trị khép kín. 

Và muốn kết nối được thì các doanh nghiệp đều phải quản trị trên hệ thống, dùng khoa học công nghệ tích hợp lại để phục vụ cụ thể cho một dòng sản phẩm cụ thể hoặc ngành hàng nào đó.

Cơ hội theo tôi hay nói với anh em là Thiên thời địa lợi nhân hoà đã đến với đất nước chúng ta.

Chủ tịch TBS Group Nguyễn Đức Thuấn

"Chúng tôi là những người đi trước sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kể cả "know how". Nhưng có một điều mà tôi muốn khuyên các doanh nghiệp phải sẵn sàng bỏ tiền đầu tư đó là Big data.

Những cái khác như điện toán đám mây hay các phần mềm quản lý chúng ta có thể đi thuê hoặc mua tuỳ vào năng lực tài chính. Riêng Big data thì các bạn phải nguyên cứu để tự đầu tư", ông Thuấn nhắc lại vai trò của Big data trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

 

Huy Nguyên