Nứt cầu Vàm Cống hi hữu thế giới: Hệ lụy vốn vay?
Cấm cửa vĩnh viễn nếu sai phạm
Trở lại sự cố cầu Vàm Cống, theo vị TS, tới nay vấn đề khó nhất là việc thống nhất phương án sửa chữa cũng như chi phí sửa chữa cho sự cố trên.
Quan trọng hơn nữa, khi đã khắc phục xong sự cố, dự án được bàn giao với chất lượng như thế nào? Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, kiểm tra chất lượng dự án đó?
Đây là vấn đề rất lớn, bởi một dự án được đầu tư hàng nghìn tỷ không thể chỉ dùng trong một vài ba năm.
"Về mặt chuyên môn, chúng ta phải tin tưởng vào cơ quan có chuyên môn. Tuy nhiên, tôi quan tâm nhiều hơn tới hai phương án khắc phục mà Bộ GTVT nêu ra đó là: thay thế toàn phần dầm ngang và thay thế 70% diện tích dầm ngang.
Tôi xin hỏi, phương án Bộ GTVT lựa chọn là do đơn vị tư vấn, thiết kế nào đưa ra? Là đơn vị trong nước hay quốc tế?
Phương án khắc phục sự cố cầu Vàm Cống không phụ thuộc nhiều vào chủ ý của các bên, phương án đó phải được bảo trợ bởi trình độ hiểu biết về kỹ thuật, trình độ chuyên môn như thế nào mới quan trọng. Vì thế, tôi vẫn cho rằng, phương án thay thế nên để phía nhà thầu đề xuất.
Cùng với đó, sẽ gắn chất lượng của dự án với uy tín, chính trị của nhà thầu vì nhà thầu chính là đơn vị duy nhất và cuối cùng chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình này kể cả trong thời gian còn bảo hành hay đã hết bảo hành.
Để làm được như vậy thì phải có giải pháp cứng rắn, kiên quyết đối với phía nhà thầu, cụ thể là cấm, hoặc không cho phép nhà thầu này được tham gia vào các dự án khác của Bộ GTVT nếu còn tiếp tục để xảy ra sai sót.
Nếu nhà thầu muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì buộc phải nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như phải chịu trách nhiệm với các dự án của mình", TS Nguyễn Quang Toản nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, vị TS cũng thẳng thắn cho rằng Bộ GTVT, đơn vị chủ đầu tư cũng phải tự nhìn nhận lại trách nhiệm giám sát, quản lý của mình trong quá trình thực hiện dự án này đã làm hết trách nhiệm hay chưa? Có vấn đề tiêu cực, hạn chế gì không...? Tất cả cũng phải chịu trách nhiệm, bị xử lý nghiêm khắc.
"Sự thiếu kiên quyết trong xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư cũng là lý do khiến nhà thầu không biết sợ, xem thường các quy định pháp luật của Việt Nam, gây ra những hệ lụy, hậu quả xấu trong quá trình thi công, thực hiện dự án tại Việt Nam.
Từng có một chuyên gia Anh nói với tôi: Nếu muốn nhà thầu làm nhanh, làm tốt, không bị chậm tiến độ thì Việt Nam phải làm thế nào để không tạo ra lý do cho nhà thầu vin vào"., TS Toản dẫn lại.
Xem thêm |