|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nỗi lo SARS-CoV-2 có thể đánh bại hệ miễn dịch như HIV

16:33 | 12/04/2020
Chia sẻ
Một số bác sĩ ở Trung Quốc lo ngại SARS-CoV-2 có thể tiêu diệt các tế bào miễn dịch có chức năng ngăn chặn chúng.

Lu Lu, một nhà nghiên cứu của Đại học Phục Đán tại Thượng Hải, và Jiang Shibo, một chuyên gia của Trung tâm Huyết học New York (Mỹ), đã đưa SARS-CoV-2 vào tế bào bạch huyết T mà họ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, theo The South China Morning Post.

SARS-CoV-2 đánh bại "chiến binh của hệ miễn dịch"

Bạch huyết bào T có vai trò trung tâm trong phát hiện và tiêu diệt những phần tử ngoại lai trong cơ thể.

Chúng thực hiện nhiệm vụ ấy bằng việc "bắt" các tế bào nhiễm virus, tạo ra một lỗ trên màng của tế bào rồi đưa các chất độc vào tế bào. Sau đó, các chất độc sẽ tiêu diệt các virus lẫn tế bào nhiễm rồi "xé" chúng thành nhiều mảnh.

Nhóm nghiên cứu ngạc nhiên khi thấy bạch huyết bào T trở thành mồi của SARS-CoV-2 trong thí nghiệm. Họ phát hiện một cấu trúc độc nhất trong protein dằm của virus dường như đã kích hoạt sự hợp nhất của màng bọc virus và màng tế bào khi chúng tiếp xúc nhau.

Sau đó, các gene của SARS-CoV-2 tiến vào bạch huyết bào T và kiểm soát nó, vô hiệu quá chức năng bảo vệ con người của bạch huyết bào T.

Nỗi lo SARS-CoV-2 có thể đánh bại hệ miễn dịch như HIV - Ảnh 1.

Bạch huyết bào T giống như những chiến binh trong cuộc chiến với những tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Ảnh: Science Daily

Các nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm tương tự với SARS - một chủng virus corona khác, và nhận thấy SARS không có khả năng vô hiệu hóa bạch huyết bào T.

Lí do, theo nhóm nghiên cứu, là sự thiếu vắng của chức năng hợp nhất màng bọc. SARS, chủng virus đã khiến vài trăm người thiệt mạng trong năm 2003, chỉ có thể vô hiệu hóa những tế bào mang một protein thụ thể mang tên ACE2, và mật độ protein đó trong bạch huyết bào T rất thấp.

"Những nghiên cứu sâu hơn về sự lây nhiễm bạch huyết bào T sẽ dẫn tới những ý tưởng khác về cơ chế gây bẹnh và liệu pháp can thiệp", nhóm nghiên cứu nhận định trong một báo cáo mà họ công bố trên tạp chí Cellular & Molecular Immunology trong tuần này.

Không giống như vi khuẩn, SARS-CoV-2 và các chủng virus không có lớp màng tế bào vững chắc. Vật chất di truyền của chúng cũng không đầy đủ một chuỗi ADN như các sinh vật bậc cao. Thế nhưng, chính nhờ sự đơn giản này mà SARS-CoV-2 trở nên rất nguy hiểm.

Sau khi xâm nhập cơ thể vật chủ, SARS-CoV-2 sử dụng các protein để xuyên màng tế bào hô hấp. Một khi vào được bên trong thì các cơ chế phòng vệ của vật chủ rất khó tiêu diệt được tác nhân gây bệnh. Chúng sẽ chiếm quyền kiểm soát tế bào, dùng năng lượng trong tế bào sản sinh ra hàng vạn bản sao khác.

Nỗi lo của các bác sĩ

Bác sĩ Trần Vĩnh Ôn, một trong những người điều trị bệnh nhân COVID-19 trong một bệnh viện công ở Bắc Kinh, nhận xét rằng phát hiện của Lu và Jiang cung cấp thêm một bằng chứng đối với nỗi lo đang tăng trong giới y khoa rằng SARS-CoV-2 đôi khi có hành vi giống một số virus có khả năng vượt qua hệ miễn dịch của người.

"Nhiều người đã so sánh nó với HIV và số lượng ấy đang tăng", một bác sĩ giấu tên thổ lộ.

Hồi tháng 2, Trần Vĩnh Ôn và các đồng nghiệp thuộc Viện Miễn dịch thuộc quân đội Trung Quốc, công bố một báo cáo để cảnh báo rằng số lượng bạch huyết bào T có thể giảm mạnh trong bệnh nhân COVID-19, đặc biệt đối với người già và những người cần điều trị tích cực. Mật độ bạch huyết bào T càng thấp, nguy cơ tử vong càng cao.

Nỗi lo SARS-CoV-2 có thể đánh bại hệ miễn dịch như HIV - Ảnh 2.

Các bác sĩ cấp cứu một bệnh nhân COVID-19 ở Pháp hôm 23/3. Ảnh: China Daily

Kết quả khám nghiệm tử thi của hơn 20 bệnh nhân COVID-19 xác nhận báo cáo của Viện Miễn dịch. Hệ miễn dịch của hơn 20 bệnh nhân ấy bị phá hủy gần như hoàn toàn, theo bản tin của giới truyền thông đại lục.

Những bác sĩ khám nghiệm các tử thi nói rằng tổn thương của các nội tạng giống với tổn thương do sự kết hợp giữa SARS và AIDS gây nên.

Các chuyên gia không tìm ra gene tạo nên chức năng hợp nhất màng bọc của SARS-CoV-2 trên cơ thể người hay động vật.

Song một số virus gây tử vong cho người như AIDS và Ebola có trình tự gene tương tự, khiến nhiều nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng SARS-CoV-2 đang lây lan âm thầm trong xã hội trong một thời gian dài trước khi gây nên đại dịch.

Nghiên cứu của Lu và Jiang cũng phát hiện một khác biệt lớn giữa SARS-CoV-2 và HIV.  

HIV có thể nhân bản trong bạch huyết bào T và biến chúng thành các "nhà máy" để sản xuất các bản sao khác và tấn công những bạch huyết bào T khác.

Dù vậy, Lu và Jiang không thấy bất kì sự phát triển nào của SARS-CoV-2 sau khi nó xâm nhập vào bạch huyết bào T, cho thấy rất có thể cả virus và tế bào cùng chết.

Vài câu hỏi phát sinh từ nghiên cứu của Lu và Jiang. Chẳng hạn, SARS-CoV-2 có thể tồn tại vài tuần trong một số bệnh nhân mà không gây triệu chứng. Vậy chúng đã tương tác với bạch huyết bào T trong cơ thể những bệnh nhân ấy thế nào?

Nhạc Phong

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.