|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những lý do để Chính phủ kiến nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP tại kỳ họp lần này

09:24 | 02/11/2018
Chia sẻ
Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định thông báo với Cơ quan lưu chiểu (New Zealand) bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của nước đó. Các thỏa thuận song phương cũng sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa XIV lần này, Chính phủ sẽ kiến nghị phê chuẩn Hiệp định CPTPP.

Trong văn bản trình lên Quốc hội, Chính phủ cho biết việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là phù hợp với các quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các tuyên bố của Lãnh đạo cấp cao, do vậy sẽ làm tăng uy tín của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước, đặc biệt là các nước thành viên CPTPP.

Bên cạnh đó, việc chủ động thúc đẩy phê chuẩn sớm sẽ tiếp tục gia tăng sự tin cậy, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á – Thái Bình Dương của Việt Nam với Nhật Bản, tạo tiền đề quan trọng để ta thúc đẩy các FTA khác như FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)…

Việc phê chuẩn sẽ giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa các lợi ích chiến lược mà Hiệp định CPTPP mang lại, từ đó giúp ta tiếp tục thúc đẩy chính sách đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp và khó đoán định, nhất là trong bối cảnh xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng, dự báo là sẽ kéo dài, trong khi cả hai nước này đều là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Phê chuẩn cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản luật, pháp lệnh có liên quan để thực thi Hiệp định CPTPP. Ngoài ra cũng thể hiện tinh thần chủ động hội nhập quốc tế và cơ sở để Chính phủ xây dựng các chương trình hành động, đẩy mạnh triển khai công tác chuẩn bị với cạnh tranh từ bên ngoài khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực

Cho đến nay, đã có 6 nước thông báo chính thức tới New Zealand về việc hoàn thành quá trình phê chuẩn là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày mà ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định thông báo với Cơ quan lưu chiểu (New Zealand) bằng văn bản về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của nước đó. Các thỏa thuận song phương cũng sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Xem thêm

Đông A

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.