Thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, làm “sống lại” 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch.
Thành phố Hà Nội có hệ thống khá nhiều sông, hồ. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, hành lang sông bị lấn chiếm ở nhiều đoạn, nước thải chưa qua xử lý được xả thẳng ra sông khiến chất lượng nước ngày càng ô nhiễm.
|
Kéo dài khoảng 14km, chảy qua 6 quận, huyện gồm: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì; sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét tạo nên hệ thống tiêu thoát nước chính của thành phố. |
|
Tuy nhiên do mức độ phát triển đô thị ngày càng tăng, cùng với vấn đề xả thải nước chưa qua xử lý xuống sông khiến cho dòng sông Tô Lịch biến thành con sông chết. |
|
Sông Kim Ngưu bắt đầu từ cầu Kim Ngưu đến hồ Yên Sở. Len lỏi giữa những tòa nhà sang trọng, những dãy phố sầm uất. |
|
Dòng sông Kim Ngưu mặc dù được kè bê tông 2 bờ và nạo vét thường xuyên nhưng cũng không tránh khỏi việc bị "bức tử" như sông Tô Lịch. |
|
Tình trạng nước sông bốc mùi hôi thối khó chịu, khiến ai khi đi qua đây cũng phải đeo khẩu trang kín mít. |
|
Dòng sông Sét biến thành dòng sông "bức tử sự sống". |
|
Rác thải nổi đầy trên mặt nước. |
|
Sông Lừ chảy qua nhiều phường thuộc quận Đống Đa (Thanh Xuân, Hoàng Mai) trước khi hội lưu với sông Tô Lịch và sông Sét. Đây là một trong 5 sông nước thải của Hà Nội quanh năm nước đen ô nhiễm. |
|
Tình trạng ô nhiễm nặng nề khiến công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước TP Hà Nội đã phải cắm những tấm biển "không xả rác xuống sông" dọc 2 bờ kè. |
|
Tuy vậy rác thải lại được chất đống dọc bờ sông Lừ. |
|
Sông Nhuệ dài khoảng 76km chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam và Hà Nội, cho tới thời điểm này đang phải "gánh gồng" lượng nước thải ô nhiễm do mật độ dân cư tăng cao và ảnh hưởng bởi việc xả thải từ các làng nghề. |
|
Dòng sông Nhuệ chảy qua vùng Tả Thanh Oai chỉ toàn một màu đen. |
|
Do tình trạng ô nhiễm nặng nề của dòng sông này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân sống quanh đó. |
|
Chính vì tình trạng ô nhiễm nặng nề ở rất nhiều hệ thống sông lớn bao quanh Hà Nội, vừa qua Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. |
|
Trong đó tập trung xây dựng, triển khai các phương án tạo cảnh quan, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy là một trong những mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết. |
Chí Hiếu
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nhung-dong-song-chet-tai-ha-noi-sap-duoc-hoi-sinh-4224073.htm