Những con số kinh tế ấn tượng tuần qua (17/10 - 23/10)
|
10.567.000 tỉ đồng theo giá thực tế tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Báo cáo trước Quốc hội chiều 20/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đại diện Chính phủ cho biết, cần 10,5 tỉ đồng để tái cơ cấu kinh tế.
Theo Dân Trí, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, 1/3 trong số hơn 10,5 triệu tỉ nói trên sẽ được lồng ghép trong chương trình kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. 2 triệu tỉ đầu tư công trong kế hoạch này nằm trong nguồn lực để tái cơ cấu nền kinh tế. Khoảng 6 triệu tỉ đồng còn lại nói nôm na là huy động trong dân.
Chi 10 triệu tỉ đồng tái cơ cấu kinh tế |
Huy động trong dân 6 triệu tỷ đồng để tái cơ cấu kinh tế? |
Cần 480 tỉ đô-la để tái cơ cấu kinh tế! Ở đâu ra vậy? |
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% năm 2017
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng cho biết, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017 là 6,7%. Các chỉ tiêu kinh tế khác như tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân phải đảm bảo khoảng 4% năm 2017. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7% và tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%.
Thủ tướng: Giữ mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 |
Thu ngân sách gấp 1,65 lần, bội chi bằng 3,8% GDP
Chính phủ đặt ra mục tiêu thu ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 tăng gấp 1,65 lần giai đoạn trước. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách Nhà nước, phấn đấu tăng từ 67,8% giai đoạn trước lên mức khoảng 87-88% vào cuối giai đoạn. Tuy nhiên, giai đoạn trước, thu ngân sách Nhà nước đều giảm và không đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng thu ngân sách cao 1,65 lần nhiệm kỳ trước |
Chính phủ xây dựng mức bội chi ngân sách Nhà nước đến năm 2020 dưới 4% GDP, lạc quan hơn, một số ý kiến cho rằng có thể giảm xuống mức dưới 3,8% GDP. Tuy nhiên, mức bội chi ngân sách bình quân được đặt ra đó đều thấp hơn mục tiêu của giai đoạn 2011 - 2015 (mục tiêu 4,5% GDP vào năm 2015).
Trên thực tế, mức bội chi ngân sách bình quân của giai đoạn vừa qua là 5,76% GDP, cao hơn rất nhiều so với định mức mà Chính phủ đưa ra trước đó, gấp 1,5 lần mức kì vọng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Đề xuất mức bội chi ngân sách dưới 3,8% GDP |
30 dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường
Có tổng cộng 30 dự án nhiệt điện, hóa chất, thủy điện, khai thác khoáng sản được Bộ Công Thương đưa vào danh sách có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành luật bảo vệ môi trường.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có 8 dự án, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 7 nhà máy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có 4 đơn vị bị bêu tên, Tập đoàn Hóa chất có 5 dự án và một số đơn vị khác.
Bộ Công Thương: 30 dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
10 vụ án tham nhũng đang được điều tra
Báo cáo của Chính phủ cho biết gửi Quốc hội khóa XIV cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã thụ lý điều tra 21 vụ, 89 bị can. Qua hoạt động điều tra các vụ án tham nhũng, C46 đã thu hồi được 105,2 tỷ đồng, đạt 35,1% số thiệt hại trong các vụ án tham nhũng đang thụ lý).
Xuất siêu đến gần ngưỡng 4 tỉ USD
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng 9 đạt 253,44 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng tăng gần 9,5 tỷ USD.
Hàng hóa tăng 10%, container tăng 17%
Báo cáo của Tổng cục Hải quan gửi Bộ Giao thông vận tải đưa ra con số tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước trong 10 tháng năm 2016 là 387,558 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015, số container tăng 17%.