|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những con số cho thấy VPBank nằm trong top ngân hàng số hàng đầu Việt Nam

14:32 | 09/08/2022
Chia sẻ
Với tỷ lệ 85% các khoản vay giải ngân thành công được xử lý qua kênh số, 99% số lượng giao dịch được thực hiện qua ứng dụng ngân hàng số và hệ thống ngân hàng tự động, VPBank đã hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng số thân thiện với khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ.

 VPBank là một trong những ngân hàng số hàng đầu Việt Nam. (Ảnh: VPBank).

Trong cuộc họp trực tuyến về kết quả kinh doanh quý II/2022 với các nhà đầu tư cách đây ít ngày, đại diện trong ban lãnh đạo ngân hàng VPBank đã công bố những số liệu rất đáng chú ý về hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng.

Cụ thể, 85% số hợp đồng tín chấp và thế chấp giải ngân thành công cho khách hàng cá nhân đã được tiếp nhận xử lý qua kênh số, trong đó hơn 50% hợp đồng thế chấp được thực hiện qua luồng phê duyệt tự động. Tỷ trọng giao dịch của khách hàng cá nhân qua các kênh số và hệ thống ngân hàng tự động cũng tăng lên 99% từ mức 93% trong năm 2018.

Trong khi đó, các doanh nghiệp SME đã thực hiện khoảng 10,2 triệu giao dịch trực tuyến qua VPBank, tăng 47% so với cùng kỳ. Khoảng 63% các khoản vay dành cho phân khúc khách hàng chiến lược này cũng đã được xử lý và giải ngân trực tuyến.

Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay trực tuyến trên các nền tảng số. Nhưng hầu hết là các khoản vay tín chấp với giá trị thấp. Các khoản vay thế chấp có tài sản đảm bảo thường vẫn được thực hiện theo phương thức truyền thống. 

 85% các hợp đồng tín dụng thế chấp đã được xử lý và giải ngân qua kênh số. (Ảnh: VPBank).

Tuy nhiên, với tỷ lệ 85% các hợp đồng tín dụng thế chấp đã được xử lý và giải ngân qua kênh số, VPBank đã tạo ra một sự khác biệt rất lớn. Có thể nói VPBank là ngân hàng duy nhất ở thời điểm này có thể số hóa toàn bộ chu trình cho vay có tài sản đảm bảo. Trong đó, 100% bước xử lý thông tin và dữ liệu khách hàng được thực hiện trực tuyến qua app.

Để có được thành công đó, VPBank đã phải đầu tư rất mạnh vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, sáng tạo và phát triển các nền tảng số như như Race App – vay mua ô tô siêu tốc trong 5 phút, Race Home – vay mua nhà và Race Value – số hóa quy trình định giá tài sản bảo đảm cho phép khách hàng đăng ký vay và được giải ngân hoàn toàn trực tuyến chỉ trong thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ.

Như vậy, hiện tại 100% sản phẩm và dịch vụ của VPBank đều có thể được cung ứng qua các kênh số hóa để trải nghiệm khách hàng tốt hơn, kể cả những sản phẩm tài chính phức tạp nhất. Đối với khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc mở tài khoản trực tuyến qua các app ngân hàng như VPBank NEO và VPBank NEOBiz đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ phương thức eKYC. Khách hàng cũng hoàn toàn có thể mở thẻ tín dụng hoặc đăng ký vay tín chấp và được giải ngân hoàn toàn qua app với thời gian chỉ vài phút, thay vì phải đến các phòng giao dịch truyền thống như trước đây.

 99% số lượng giao dịch của VPBank được thực hiện qua ứng dụng ngân hàng số và hệ thống ngân hàng tự động. (Ảnh: VPBank)

Đại điện ban lãnh đạo ngân hàng cho biết xu hướng khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ ngân hàng số của VPBank cũng đang tăng trưởng rất tốt. Hết quý II năm nay, VPBank đang có hơn 3,7 triệu khách hàng đăng ký sử dụng ngân hàng số VPBank NEO, tăng 61% so với một năm trước. Số lượng giao dịch qua app VPBank NEO trong nửa đầu năm tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Sự dịch chuyển mạnh mẽ của VPBank trên nền tảng số đã giúp ngân hàng mở rộng được khả năng tiếp cận khách hàng và rút ngắn thời gian xử lý các giao dịch và hợp đồng tín dụng. Nhờ đó, hiệu quả được đẩy lên cao hơn, trong khi chi phí dành cho những công việc này lại có xu hướng giảm đi.

Xu hướng này có thể thấy rõ ở tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), một chỉ số quan trọng thể hiện tổng chi phí bỏ ra chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu. Tỷ lệ này càng thấp thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả.

Theo báo cáo bán niên 2022, chỉ số CIR của VPBank tính đến cuối tháng 6 là 20,6%, một tỷ lệ thấp mà không có một ngân hàng nào ở Việt Nam có thể sánh được.

Ngoài CIR ra, các chỉ số khác về hiệu quả sử dụng vốn như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của VPBank cũng đều ở nhóm đứng đầu thị trường, tương ứng 3,5% và 23,4%.

Bích Thu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.