|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những cơ hội và thách thức của ngành bảo hiểm trong năm 2019

07:09 | 04/01/2019
Chia sẻ
VDSC cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, tỉ lệ thâm nhập bảo hiểm thấp và dân số trẻ với thu nhập tăng nhanh tạo tiềm năng lớn cho ngành bảo hiểm trong thời gian tới. Mặc dù vậy, ngành bảo hiểm cũng đối mặt với những thách thức như thiên tai và chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc của Chính phủ.
 
nhung co hoi va thach thuc cua nganh bao hiem trong thoi gian toi ‘Ông lớn’ ngành bảo hiểm nhân thọ bất ngờ báo lỗ nặng trong năm 2017
nhung co hoi va thach thuc cua nganh bao hiem trong thoi gian toi 'Thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục hoàn thành mục tiêu tại Chiến lược 2016 - 2020'
nhung co hoi va thach thuc cua nganh bao hiem trong thoi gian toi
Ảnh minh họa

Nhiều yếu tố hỗ trợ tăng trưởng cho ngành bảo hiểm

Theo CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong khoảng 6 - 6,2%/năm trong ít nhất 5 năm tới và tỉ lệ tầng lớp trung lưu được dự báo sẽ đạt 50% dân số từ mức 11% trong năm 2015, nhu cầu về nhiều loại sản phẩm bảo hiểm (sức khỏe, tài sản và xe cơ giới) sẽ tăng đáng kể và hỗ trợ cho tăng trưởng doanh thu của các công ty bảo hiểm.

nhung co hoi va thach thuc cua nganh bao hiem trong thoi gian toi
nhung co hoi va thach thuc cua nganh bao hiem trong thoi gian toi

Mặt khác, trong khi bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ tầng lớp trung lưu mở rộng thì các dòng bảo hiểm khác (tài sản, hàng hóa và cháy nổ) lại cho thấy sự phục hồi chậm sau giai đoạn suy thoái kinh tế 2013 - 2014. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại sẽ mang lại cơ hội cho bảo hiểm tài sản và bảo hiểm hàng hóa vì các công ty được dự báo rằng có thể chuyển một phần các đơn hàng và nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Bên cạnh đó, các qui định mới và sửa đổi về các loại bảo hiểm khác nhau sẽ tạo hành lang pháp lí cho các sản phẩm mới nhằm tăng cường đa dạng hóa sản phẩm cũng như kích thích nhu cầu đối với các sản phẩm đang có doanh thu thấp.

Ngoài ra, theo VDSC, dường như thời kỳ lãi suất giảm đã kết thúc. Lãi suất tiền gửi ngân hàng và lãi suất trái phiếu chính phủ đang tăng lên. Gánh nặng dự phòng toán học của các công ty bảo hiểm nhân thọ vì thê sẽ giảm bớt.

Bancassurance đang dần trở thành kênh phân phối quan trọng.

Doanh thu qua kênh Bancassurance đã tăng từ 5% trong năm 2012 lên khoảng 10% trong năm 2017. Do ngân hàng và công ty tín dụng tiêu dùng thường yêu cầu người vay mua bảo hiểm như một điều kiện để cấp tín dụng, kênh phân phối này có tiềm năng tăng trưởng rất lớn.

Thông qua Bancassurance, các công ty bảo hiểm được tiếp cận với mạng lưới phân phối lớn và cơ sở khách hàng của các ngân hàng nhằm phục vụ cho nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và quản lí rủi ro. Ở nhiều quốc gia, bancassurance đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của các công ty bảo hiểm như 72% ở Tây Ban Nha, 70% ở Ý, 60% ở Pháp. Do đó, VDSC cho rằng Bancassurance còn nhiều cơ hội để phát triển trong những năm tới.

Nới lỏng điều kiện kinh doanh bảo hiểm

Hơn nữa, điều kiện kinh doanh bảo hiểm thuận lợi hơn và kế hoạch thoái vốn của Chính phủ sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Bộ Tài chính đang soạn thảo nghị định với kỳ vọng sẽ nới lỏng các điều kiện kinh doanh bảo hiểm và khuyến khích các công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia nhiều hơn vào ngành bảo hiểm Việt Nam.

Ngoài ra, kế hoạch thoái vốn của Chính phủ đối với ngành bảo hiểm dự kiến sẽ tăng tốc vào năm 2019. Đây sẽ là một chất xúc tác cho làn sóng hợp tác đang gia tăng giữa các công ty bảo hiểm trong nước và các đối tác nước ngoài trong việc nâng cao chuyên môn bảo hiểm và trình độ quản lý.

Thiên tai và chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc là những thách thức

Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng theo VDSC, ngành bảo hiểm trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thách thức khi thiên tai có thể nghiêm trọng hơn dự báo. Thiên tai là rủi ro quan trọng nhất đối với các công ty bảo hiểm do mức độ tổn thất lớn chúng có thể gây ra. Thiệt hại nghiêm trọng và không thể đoán trước có thể khiến chi phí bồi thường cao hơn dự báo.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gia tăng từ chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc của Chính phủ. Theo đó, các chính sách mới có lợi cho những người tham gia chương bảo hiểm y tế bắt buộc có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2018. Điều này có thể khiến nhu cầu bảo hiểm sức khỏe sụt giảm.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.