|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhóm VinaCapital mua nửa lượng cổ phiếu PVD đăng ký

10:50 | 04/10/2023
Chia sẻ
Trong bối cảnh giá cổ phiếu PVD đi xuống, nhiều quỹ thành viên nhóm VinaCapital không mua đủ lượng đăng ký do đánh giá điều kiện thị trường không thuận lợi.

Theo đăng ký, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ CHUBB Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital, Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng VinaCapital, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam và Quỹ Đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaCapital muốn mua tổng cộng 1,7 triệu cổ phiếu PVD từ ngày 31/8 đến 29/9.

Hết thời gian đăng ký, nhóm tổ chức trên báo cáo đã mua tổng cộng gần 900.000 đơn vị, bằng 53% lượng đăng ký, tương đương với 0,162% vốn (chưa sở hữu trước giao dịch).Các giao dịch đều được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn.Lý do nhóm VinapCaital không mua đủ là diễn biến thị trường chưa phù hợp. 

(Nguồn: Báo cáo giao dịch của 6 tổ chức, X.N tổng hợp).

Quan sát diễn biến giá cho thấy cổ phiếu PVD biến động mạnh trong giai đoạn trên. Kể từ đỉnh 27.200 đồng vào 15/9, thị giá PVD điều chỉnh khoảng 10%, hiện giao dịch trong vùng 24.000 - 25.000 đồng/cp. Nếu nhìn từ đầu năm, cổ phiếu PVD vẫn trong xu hướng tăng giá với tỷ lệ khoảng 40%.

Diễn biến tích cực của cổ phiếu PVD nằm trong xu hướng chung của nhóm dầu khí. Xu hướng giá dầu thế giới tăng và thông tin từ một số dự án lớn trong nước tạo nên sự kỳ vọng của giới đầu tư với nhóm dầu khí. Cùng với PVD, nhóm quỹ VinaCapital cũng mua thêm mã PVS trong giai đoạn gần đây.

Trong hội nghị nhà đầu tư 2023,bà Nguyễn Hoài thu, Tổng giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Chứng khoán của VinaCapital đánh giá nhóm cổ phiếu dầu khí là một trong bốn chủ đề đáng quan tâm trong năm tớikhi Việt Nam đang triển khai đại dự án Lô B - Ô Môn.

Diễn biến giá cổ phiếu PVD kể từ khi bắt đầu nhịp tăng giá. Biểu đồ: TradingView.

Lai Phong

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.