Nhìn lại nền kinh tế Mỹ sau 200 ngày nắm quyền của ông Trump
Business Insider đã tổng hợp số liệu về các chỉ số thị trường và kinh tế quan trọng để chỉ ra sự thay đổi của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 1/8 nhiệm kỳ của ông Trump.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ
Tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn giữ xu hướng như trước đó. Trong hai quý đầu tiên của năm nay, tăng trưởng kinh tế Mỹ tăng 1,2% và 2,6%.
Chính quyền Tổng thống Trump cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm là 3%. Tốc độ này là hoàn toàn bình thường trong quá khứ, nhưng từ đầu thập niên 2000, tăng trưởng kinh tế Mỹ luôn gần với mức 2%.
Tăng trưởng việc làm Mỹ
6 bản báo cáo việc làm hàng tháng được công bố kể từ khi ông Trump lên nắm quyền cho thấy thị trường lao động Mỹ đã có sự cải thiện ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ xuống thấp nhất kể từ sau suy thoái ở mức 4,3% trong tháng 5 và tháng 7.
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm, phù hợp với xu hướng phục hồi chậm chạp của thị trường lao động trong dài hạn kể từ thời kỳ suy thoái kinh tế.
Sau khi chạm đỉnh 10% vào tháng 10/2009, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm về mức an toàn hơn.
Tăng trưởng việc làm cũng cho những dấu hiệu tích cực trong những tháng sau khi ông Trump nhậm chức.
Số liệu chính thức công bố trong tuần trước cho thấy, trong tháng 7, nền kinh tế Mỹ tạo ra thêm 209.000 việc làm.
Tuy nhiên, cùng với tỷ lệ thất nghiệp, việc làm được tạo ra đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Tăng trưởng việc làm trung bình hàng tháng trong 7 tháng đầu năm 2017 tương đương với số liệu trong những năm gần đây, một lần nữa gợi ý rằng thị trường việc làm đang phục hồi một cách ổn định nhưng chậm chạp.
Một trong những ngành ông Trump cam kết trong quá trình tranh cử và sau khi nhậm chức là sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng việc làm khá khiêm tốn.
Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, ngành sản xuất chỉ tạo được thêm được 70.000 việc làm, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 1.074.000 việc làm được tạo ra trong toàn nền kinh tế Mỹ.
Một ngành công nghiệp khác được Tổng thống Trump coi trọng là khai thác than cũng không cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, với 600 việc làm trong 6 tháng nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng ổn định kể từ lễ nhậm chức của ông Trump, với chỉ số Dow Jones mới đấy ghi nhận kỷ lục chốt phiên 22.000 điểm lần đầu tiên.
Mặc dù nhiều sự kiện đang diễn ra ở Nhà Trắng và sự thất bại của Đảng Dân Cộng hòa trong việc thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe, các nhà đầu tư có vẽ vẫn kỳ vọng vào chương trình nghị sự thân thiện với doanh nghiệp của chính quyền ông Trump, gồm giảm thuế và nới lỏng các quy định.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận mức tăng ổn định nhất kể từ tháng 3/2009 vì khủng hoảng tài chính.
Đồng USD
Trái ngược với chứng khoán, USD đang trên đà giảm kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Sau khi tăng một cách nhanh chóng sau cuộc bầu cử tổng thống, đồng USD giảm dần vì kỳ vọng đối với nền kinh tế Mỹ dần biến mất. Trong buổi phỏng vấn với tờ Wall Street Journal (WTJ) hồi tháng 4, ông Trump cũng đã có phát biểu khiến đồng USD tiếp tục suy yếu.
“Tôi nghĩ đồng tiền của chúng ta đang trở nên quá mạnh, và một phần là lỗi của tôi vì mọi người đặt niềm tin vào tôi”.
USD giảm sau khi tăng mạnh vào đầu tháng 9 năm ngoái, sau khi cuộc bầu cử kết thúc vì các nhà đầu tư kỳ vọng vào các chính sách thúc đẩy kinh tế, và nới lỏng chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát của chính quyền mới.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Ngoài ra, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh sau cuộc bầu cử và những tháng đầu cầm quyền của ông Trump. Tuy nhiên, chỉ số này đã dứt đà tăng trong thời gian gần đây.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng do Conference Board tổng hợp, cũng như kết quả của các cuộc thăm dò người tiêu dùng về cảm nhận của người tiêu dùng sau cuộc bầu cử tổng thống cho số liệu tích cực, nhờ sự lạc quan của nhà lãnh đạo mới về nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, từ tháng 3 trở lại đây, các chỉ số niềm tin này đã dứt đà tăng.