|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhiều tiềm năng xuất khẩu nông, thủy sản sang Canada

21:05 | 14/10/2020
Chia sẻ
Mặc dù thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương Việt Nam – Canada vẫn khả quan với nhiều mặt hàng tăng trưởng hai con số như thủy sản, gỗ...

Hội thảo “Mở rộng thị trường Bắc Mỹ và ASEAN ngành thực phẩm và nông sản” do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) tổ chức đã diễn ra sáng 14/10 tại TP HCM.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Canada những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc.

Đặc biệt sau khi tiến hành thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN và Canada là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2020, mặc dù thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương Việt Nam – Canada vẫn giữ được mức tăng trưởng 5%, đạt 3,66 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Canada 3,1 tỉ USD, tăng 10% so với 9 tháng năm 2019.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada trong 9 tháng năm 2020, ngoại trừ dệt may và da giày có sự sụt giảm lần lượt 3% và 11%, các mặt hàng khác đều giữ được đà tăng trưởng. 

Trong đó, hàng thủy sản tăng 17%, đồ gỗ tăng 17%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 38%, điện thoại các loại và linh kiện tăng 36%...

Tôm Việt Nam chiếm 30% thị phần tại Canada - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo “Mở rộng thị trường Bắc Mỹ và ASEAN ngành thực phẩm và nông sản" ngày 14/10. (Ảnh: Như Huỳnh).

Theo ông Tuấn Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ nội thất, dệt may, giày dép, hàng nông sản... sang Canada. Trong đó, các mặt hàng thủy sản đang là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao như tôm, cá basa, cá ngừ…

Đặc biệt, Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Canada, chiếm khoảng 30% thị phần.

Đáng chú ý, sau một năm thực thi Hiệp định CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng tới 29,7%, trong đó xuất khẩu thiết bị điện tử tăng 72%. Ở chiều ngược lại, tổng giá trị xuất khẩu của Canada sang Việt Nam cũng tăng đột biến, với 230,7% đối với mặt hàng thịt và 61,2% đối với ngũ cốc.

“Canada được coi là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu với khả năng tiếp cận thị trường ưu tiên thông qua 14 hiệp định thương mại với 51 quốc gia với gần 1,5 tỉ người tiêu dùng và tổng GDP là 49,3 nghìn tỉ USD.

Với lợi thế là một “trung tâm” FTA ở châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam cũng sẽ là cầu nối để đưa hàng hóa và dịch vụ của Canada tiếp cận với thị trường 660 triệu người tiêu dùng của ASEAN, cũng như tới các thị trường quan trọng khác tại khu vực”, ông Tuấn nhận định.

Tuy vậy, thực tế nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc khai thác thị trường này. 

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT công ty thủy sản Khánh Trang (Khánh Hòa) cho biết, công ty vẫn đang trong quá trình tìm hiểu thị trường Canada nói riêng và các nước Bắc Mỹ nói chung. 

Thị trường này vẫn có những đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng, trong đó tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm được đưa lên hàng đầu. Ngoài ra vấn đề thanh toán cũng là điều khiến doanh nghiệp Việt e ngại.

Còn theo đại diện công ty CTCP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (ATP) hiện công ty vẫn còn một đơn hàng chưa được đối tác từ Mỹ thanh toán, giá trị khoảng 200.000 USD. Mặc dù đã qua đến tận nơi để làm việc nhưng phía đối tác cho biết chưa có khả năng chi trả. 

“Nhiều doanh nghiệp đòi hỏi phải xuất hàng qua đó mới thanh toán. Tuy vậy chúng tôi không đồng ý cách làm như thế vì sẽ rất rủi ro. Có trường hợp họ không bán được hàng rồi khất hẹn, nếu không đồng ý thì họ trả hàng” đại diện công ty này cho biết.

Tôm Việt Nam chiếm 30% thị phần tại Canada - Ảnh 2.

Bà Đào Phương Thúy, Chủ tịch câu lạc bộ Viet Nam – Canada Hub Solutions. (Ảnh: Như Huỳnh).

Đông quan điểm, bà Đào Phương Thúy, Chủ tịch câu lạc bộ Viet Nam – Canada Hub Solutions thừa nhận thời gian qua đã có xảy ra một số vấn đề về giao dịch giữa doanh nghiệp Việt và đối tác tại Canada. Do đó, để nhập khẩu vào một thị trường nào doanh nghiệp Việt nên tìm hiểu kĩ về đối tác của mình để tranh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

“Ngoài việc hỗ trợ thông tin về đối tác tại thị trường Canada cho các doanh nghiệp Việt, tôi còn có một lời khuyên là chúng ta nên thiết lập mối quan hệ đối tác một cách lâu bền để đảm bảo các giao dịch hiệu quả, giảm thiểu rủi ro”, bà Thúy nói.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.