|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Việt không hiểu nguy cơ của cách mạng 4.0

21:13 | 27/03/2018
Chia sẻ
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
nhieu doanh nghiep viet khong hieu nguy co cua cach mang 40 WEF: 25 quốc gia có ưu thế tốt nhất hưởng lợi từ cuộc cách mạng 4.0
nhieu doanh nghiep viet khong hieu nguy co cua cach mang 40 Cách mạng 4.0 là cá nhanh ăn cá chậm chứ không phải cá lớn nuốt cá bé

Viễn cảnh ngành lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng được nhiều chuyên gia chia sẻ tại một tọa đàm do VCCI tổ chức ngày 27/3.

TS Phạm Quang Ngọc – Chuyên gia kinh tế và thị trường lao động cho biết, hiện ở Trung Quốc, trung bình có 50 robot trên tổng số 10.000 công nhân, so với khoảng 300 ở Đức, Nhật Bản và hơn 500 ở Hàn Quốc.

"Tương lai không sáng sủa cho các nhà cung cấp không thể nâng cấp công nghệ. Việc cạnh tranh dựa vào thị trường lao động giá rẻ không còn ý nghĩa", ông nhận định.

Chuyên gia này cũng dẫn chứng câu chuyện chính phủ và doanh nghiệp ở các quốc gia khác đã làm những gì để đối diện với cuộc cách mạng này.

Đông Quản (Trung Quốc) có chính sách khuyến khích tự động hóa và đã dành 200 triệu NDT mỗi năm giúp các nhà máy của họ loại bỏ việc làm. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia của nước này để nâng cấp sản xuất thông qua tự động hóa. Quảng Đông cũng cam kết chi 943 tỷ NDT để thúc đẩy việc sản xuất và áp dụng robot trong tỉnh. Quảng Châu hy vọng sẽ tự động hóa việc làm của bốn phần năm lực lượng lao động của thành phố vào năm 2020.

nhieu doanh nghiep viet khong hieu nguy co cua cach mang 40

Các chuyên gia cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa hiểu về nguy cơ của cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, theo ông Ngọc, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn không hiểu cách mạng 4.0 là như thế nào và nguy cơ của xu hướng này đối với họ ra sao? "Một báo cáo mới đây tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về mức độ sẵn sàng cho nền tảng sản xuất trong tương lai cũng cho thấy, trong tổng số 100 quốc gia được đánh giá, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc cách mạng 4.0", ông Ngọc cho hay.

Cũng theo ông, bên cạnh sự thiếu hụt về kỹ năng nghề của lao động Việt Nam không được cải thiện rõ rệt trong vài năm gần đây thì năng lực sáng tạo, khả năng ứng dụng công nghệ mới của lao động Việt Nam cũng được đánh giá thấp hơn so với các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia...

PGS. TS Lê Anh Vinh – Phó viện trưởng Viện khoa học Giáo dục Việt Nam dẫn chứng số liệu của ILO cho thấy, với cuộc cách mạng 4.0, khả năng thay thế lao động phổ thông bằng tự động hóa là rất rõ ràng, kể cả ở những quốc gia phát triển nhất.

Các thành phố lớn New York, Hong Kong, Tokyo… phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp trên 80% vào năm 2030, khi áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo và người máy trong hầu hết các ngành công nghiệp. "Sẽ không ngoài dự đoán nếu như sẽ không còn có nhân viên ngân hàng, nhân viên kế toán hay nhân viên giao hàng vào năm 2030", ông Vinh trích dẫn một báo cáo đánh giá.

Ông cũng cho biết, nhà tương lai học Thomas Frey dự báo, khoảng 2 tỷ việc làm (50%) công việc hiện nay sẽ biến mất vào năm 2030. 80% số công việc trong năm 2025 không tồn tại ngày nay.

Đối với Việt Nam thì số liệu cho thấy trên 60% công nhân được trả lương sẽ thay thế dần bằng tự động hóa, riêng với dệt may là 86%.

Chuyên gia này cho rằng, nguy cơ trên có thể không xuất hiện tại Việt Nam trong tương lai gần, song đây cũng là những cảnh báo đáng lưu tâm.

Ông Simon Matthews, CEO ManpowerGroup tại thị trường Việt Nam, Thái Lan, Trung Đông trong một báo cáo gần đây cũng cho biết cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra ở châu Mỹ, châu Âu và một phần châu Á là điều tất yếu phải xảy ra.

Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là có thể phá vỡ thị trường lao động, bởi khi tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi.

Ông cũng dẫn chứng kết quả khảo sát cho thấy, các loại công việc đòi hỏi tay nghề như thợ điện, thợ mộc, thợ nề... vẫn được xếp vào loại công việc khó tìm nhân lực nhất trong các năm liên tiếp.

Nguyễn Hà