|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhật Bản cấm xuất khẩu hàng công nghệ cao đe dọa kinh tế toàn cầu

17:44 | 04/07/2019
Chia sẻ
Việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao sang Hàn Quốc sẽ đặt ra "mối đe dọa lớn" đối với nền kinh tế thế giới và gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee ngày 4/7 cho biết việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng công nghệ cao sang Hàn Quốc sẽ đặt ra "mối đe dọa lớn" đối với nền kinh tế thế giới và gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước đó, trong bối cảnh tranh cãi ngày càng gia tăng giữa Tokyo và Seoul liên quan đến vấn đề lao động bị cưỡng bức thời chiến, Nhật Bản đã quyết định siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chíp điện tử và màn hình điện thoại thông minh - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF) được sử dụng làm khí ăn mòn trong sản xuất chất bán dẫn.

Tokyo khẳng định rằng việc hạn chế này là vì lý do an toàn. Quyết định có hiệu lực từ ngày 4/7 và được cho là sẽ ảnh hưởng đến các "gã khổng lồ" công nghệ Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Display. Theo một kết quả khảo sát, Hàn Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản 94% nhu cầu về các vật liệu trên.

Bộ trưởng Yoo Myung-hee nhấn mạnh, quyết định của Nhật Bản đi ngược lại với các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt một môi trường thương mại tự do, công bằng và có thể đoán trước, đúng như đề xuất tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka, Nhật Bản tuần trước.

Bộ trưởng Yoo cũng cho biết quyết định của Tokyo vi phạm các thỏa thuận toàn cầu, như Thỏa thuận Wassenaar, Thỏa thuận Thuế quan và thương mại chung (GATT)...

Bộ trưởng Yoo nêu rõ Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu Nhật Bản rút lại các biện pháp này, đồng thời tiến hành các cuộc đàm phán song phương nhằm thảo luận vấn đề kiểm soát xuất khẩu nói chung.

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC) cùng ngày tuyên bố các biện pháp hạn chế về kinh tế của Nhật Bản rõ ràng là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki đã hối thúc Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu và coi đây là một biện pháp trả đũa kinh tế của Tokyo, đồng thời cảnh báo Seoul sẽ có các biện pháp đáp trả trực tiếp nếu Nhật Bản vẫn duy trì chính sách đó trong một khoảng thời gian dài.

Ông Hong Nam-ki cho biết, Hàn Quốc sẽ quyết định thời điểm đệ đơn kiện về vấn đề trên lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngay sau khi có kết quả đánh giá nội bộ.

Theo ông Hong Nam-ki, động thái của Nhật Bản rõ ràng là một hành vi trả đũa kinh tế và các hạn chế xuất khẩu mà Nhật Bản đưa ra có thể tác động tiêu cực tới không chỉ Hàn Quốc mà còn cả chính nước này.

Trong một phản ứng cùng ngày, các nạn nhân người Hàn Quốc của chính sách lao động cưỡng bức thời chiến cũng lên án Tokyo vì quyết định trên.

Bích Liên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.