Nhóm phân tích ACBS cho rằng nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với một vị thế không có nhiều thuận lợi từ môi trường vĩ mô thế giới ngày càng trở nên kém ổn định. VN-Index được dự báo dao động 1.240 - 1.420 điểm trên nền thanh khoản tăng 15% so với bình quân năm 2024.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, VN-Index trong phiên tới có khả năng tiếp tục kiểm định ngưỡng hỗ trợ 1.243 điểm, với xác suất cao sẽ rung lắc trong biên độ 1.240 - 1.255 điểm trước áp lực bán duy trì.
SSI Research dự phóng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 đạt 16,4%, cải thiện từ mức 13,2% của năm 2024. Chủ đề đầu tư năm nay xoay quanh một số nhóm ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản nhà ở, công nghệ thông tin, bán lẻ.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, các chỉ báo kỹ thuật giảm về vùng quá bán cho nên thị trường vẫn có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua mới trong giai đoạn này.
Tại Chương trình “Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh vượng” ngày 6/1, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS), đã chia sẻ góc nhìn về nhóm cổ phiếu vừa tăng trong thời gian gần đây nhưng sau đó giảm mạnh như YEG, KSV.
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công & Quản lý Fulbright dự báo tác động từ vĩ mô toàn cầu đến Việt Nam sẽ tương đối thách thức.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường sẽ kiểm tra lại cung cầu tại vùng quanh 1.250 điểm. Để có thể tạo lại động lực tăng giá, thị trường cần phải ghi nhận nỗ lực hỗ trợ của dòng tiền tại vùng này.
Tại báo cáo chiến lược đầu tư năm, đa phần công ty chứng khoán nghiêng về kịch bản tích cực cho thị trường chứng khoán trong 2025. Theo đó, VN-Index được dự báo vượt 1.300 điểm và hướng đến ngưỡng 1.400 điểm, thậm chí 1.500 điểm.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động quanh đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.267 điểm) trong phiên kế tiếp. Đồng thời, nếu VN-Index vượt được mức 1.271 điểm trong phiên kế tiếp thì đà tăng có thể sẽ tiếp diễn.
FIDT dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành năm 2025 đạt 16%, với mức đánh giá thận trọng. Điều này dẫn đến mục tiêu VN-Index vào cuối năm 2025 nằm trong khoảng 1.300 - 1.500 điểm.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động hẹp quanh đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.265 điểm) trong phiên đầu năm mới.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, với diễn biến hiện tại, nhiều khả năng vận động đi ngang điều chỉnh nhẹ còn tiếp diễn. Mặc dù vậy, kịch bản mở rộng điểm số lên vùng kháng cự xa hơn vẫn đang để ngỏ khi xu hướng tăng điểm đang là chủ đạo.
Nhà phân tích Stockmap dự báo trong ngắn hạn, thị trường sẽ giảm thanh khoản và VN-Index dao động trong biên độ hẹp. Các nhóm ngành đáng chú ý như đầu tư công và ngân hàng.
Bộ Công Thương đã gửi công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Dự kiến Bộ trưởng Công Thương sẽ điện đàm với Mỹ liên quan đến vấn đề này trong thời gian tới.