|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/11: Tiếp đà hồi phục

18:21 | 01/11/2023
Chia sẻ
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 2/11: Theo dự báo của công ty chứng khoán, trong những phiên tới, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là nhịp hồi ngắn hạn sau khi thị trường giảm liên tiếp, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao cho nên các nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi tại các nhịp tăng.

Tổng hợp thị trường chứng khoán phiên (1/11) 

VN-Index giao dịch trong vùng 1.020 – 1.030 trong cả ngày hôm nay trước khi bật tăng vào cuối phiên và đóng cửa tại mốc 1.039,66 điểm, tăng hơn 11 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực khi 15/18 ngành tăng điểm trong đó mức tăng mạnh nhất phải kể đến ngành dịch vụ tài chính, tiếp sau là ngành tài nguyên cơ bản, du lịch và giải trí, ...

Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX. Hiện tại, thị trường đang trong trạng thái quá bán và có thể có các nhịp hồi phục kỹ thuật tuy nhiên rủi ro ngắn hạn là khá cao. 

Thống kê giá trị giao dịch trên HOSE. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Nhận định thị trường chứng khoán ngày mai (2/11)

Nhận định chứng khoán cơ sở

Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong những phiên giao dịch tới, thị trường có thể trải qua những phiên giằng co trong vùng 1.020 – 1.030 điểm. Nhà đầu tư cần giao dịch cẩn trọng.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index trải qua một nhịp điều chỉnh giằng co trong phiên trước khi dần hồi phục và đảo chiều tăng điểm về cuối phiên. Áp lực bán suy yếu kết hợp với lực cầu bắt đáy gia tăng về cuối phiên đã giúp cho chỉ số sớm hồi phục trở lại và giúp cho trạng thái thị trường trở nên bớt tiêu cực hơn.

Mặc dù vậy, VN-Index nhiều khả năng sẽ sớm phải đối mặt với áp lực điều chỉnh trở lại quanh ngưỡng kháng cự gần 1.060 (+-5). Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng về ngưỡng an toàn trong các nhịp hồi sớm.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá đây chỉ là nhịp hồi ngắn hạn sau khi thị trường giảm liên tiếp, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao cho nên các nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi tại các nhịp tăng.

Đồng thời, hệ thống chỉ báo xu hướng ngắn hạn vẫn chưa cho vị thế mua mới cho thấy điểm mua an toàn vẫn chưa hình thành. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm vào vùng bi quan quá mức cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn đang rất chán nản với thị trường và chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường. 

Nhận định chứng khoán phái sinh

  Thống kê giao dịch phái sinh phiên 1/11. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

VN30F2311 tiếp tục hồi phục và tạo đáy đỉnh sau cao hơn cho thấy xu hướng hồi phục ngắn hạn đang hình thành. Chỉ báo RSI đang nổ lực hồi phục nhưng chưa vượt lên trên vùng cản 60 của chỉ báo trong khi MACD đang có tín hiệu tích cực dần. Điều này cho thấy nhịp hồi phục kỳ vọng sẽ tiếp diễn và tháng 11 sẽ hướng đến vùng 1.058 - 1.060 điểm.

Xu hướng ngắn hạn trên khung Daily trên HĐ VN30F2311 duy trì ở mức giảm với trailing stoploss tại 1.095 điểm. Nhà đầu tư xem xét chiến lược Mua (Long) tại vùng 1.044 - 1.045 điểm dừng lỗ 1.039 điểm và chốt lời 1.055 điểm hoặc xa hơn 1.060 điểm.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

F1 trải qua một nhịp điều chỉnh giằng co trong phiên trước khi dần hồi phục và đảo chiều tăng điểm về cuối phiên. Áp lực bán suy yếu kết hợp với lực cầu bắt đáy gia tăng về cuối phiên đã giúp cho chỉ số sớm hồi phục trở lại và giúp cho trạng thái thị trường trở nên bớt tiêu cực hơn.

Mặc dù vậy, F1 nhiều khả năng sẽ sớm phải đối mặt với áp lực điều chỉnh trở lại quanh ngưỡng kháng cự gần 1.060 (+-5). Chiến lược giao dịch trong phiên là linh hoạt trading hai chiều, Bán (Short) tại kháng cự, Mua (Long) tại hỗ trợ.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Năm 2025: Chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng ít nhất 8%, GRDP các địa phương bình quân tăng 8 - 10%
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đánh giá để đề xuất, xem xét việc kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... hỗ trợ tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%.