Nhà sản xuất than cốc lớn nhất EU đẩy mạnh M&A
Nhà sản xuất than cốc lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) JSW có thể tăng lượng bán ra khoảng 2,5 đến 3 triệu tấn/năm bằng cách mua lại tài sản, vượt qua rất nhiều so với kế hoạch tăng trưởng lên 18 triệu tấn đến năm 2030 từ con số khoảng 15 triệu hiện giờ.
Tham vọng của Ba Lan trong việc đầu tư vào than đá làm dấy lên sự tức giận trong cuộc nói chuyện về biến đổi khí hậu của EU tại Katowice, cách khoảng 50 km từ văn phòng Silesia của JSW tại Jastrzebie-Zdroj.
Ròng rọc tại Hầm mỏ Pniowek của JSW tại Ba Lan (Nguồn: Reuters) |
JSW tham gia cuộc họp cho rằng, than cốc dùng trong luyện thép là rất khác so với than nhiệt cho nhà máy điện, có thời gian rất dài và hiện đang trong danh sách khoáng sản chiến lược của EU.
“Thế giới phải đối phó với việc gia tăng khí thải CO2, nhưng tôi không thấy khả năng nào thế giới có thể sống không có sắt thép trong thời đại này, không dễ dàng để thay thế thép và than cốc”, CEO của JSW Daniel Ozen trả lời phỏng vấn Reuters.
JSW, hay Jastrzebska Spolka Weglowa, lên kế hoạch tăng tổng sản lượng bán ra, mặc dù thị phần tương đối nhỏ của họ trong than đá, hiện ở mức 25% sẽ giảm xuống 10% theo thời gian.
Ròng rọc tại Hầm mỏ Pniowek của JSW tại Ba Lan (nguồn: Reuters) |
Reuters đưa tin vào tháng 9 cho biết JSW đang xem xét mua lại quyền kiểm soát Prairie Mining của Úc, công ty sở hữu tài sản than cốc liền kề quặng của họ.
Trong tháng 11, JSW xác định quan tâm về tài sản này, điều sẽ giúp họ lấy lại lượng sản xuất mất đi sau vụ nổ metan vào tháng 5 năm nay dẫn đến 5 người thợ mỏ chết.
“Chúng tôi mất khoảng nửa triệu tấn. Chúng tôi phải giao nó đến các khách hàng”, Ozon nói. “Với việc mua lại, chúng tôi có thể tăng lên 2,5 đến 3 triệu tấn/năm” ông nói.
Đối với tất cả dạng than, một vấn đề lớn là khi các ngân hàng quốc tế ngày càng không muốn tài trợ cho những dự án thế này ở châu Âu, mặc dù họ tài trợ những công ty này ở các quốc gia đang phát triển.
JSW cho hay đang cố gắng phát triển công nghệ với các đối tác Trung Quốc, điều có thể giúp họ dễ dàng hơn trong tìm kiếm nguồn tài trợ từ các ngân hàng Trung Quốc.
Thông qua mua lại Prairie, Ozon hy vọng sẽ đồng ý trong năm sau, JSW cho biết có thể dùng nguồn vốn của chính mình.
Ozon cũng cho hay công ty đang giảm lượng khí thải bằng cách đầu tư vào năng lượng mặt trời và chuyển đổi metan, khí nhà kính mạnh được tạo ra trong quá trình khai thác than, thành năng lượng. Điều này sẽ giúp giảm chi phí xăng dầu khi giá điện của Ba Lan tăng nhanh, một phần bởi giá cacbon cao hơn.