Nguyên nhân Đức chưa sẵn sàng quay lưng với Huawei (Phần 2)
Công nghệ 5G được giới thiệu tại Hội chợ công nghệ cao Trung Quốc lần thứ 19 ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: THX/TTXVN |
Quy định mới mà Chính phủ Đức ban hành trước tiên sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý để buộc các nhà khai thác mạng trao đổi một số thành phần nhất định nếu cần thiết. Chính phủ Đức lo ngại rằng, họ sẽ không thể phản ứng nhanh với các mối đe dọa an ninh và nhận được chi phí cao trong quá trình trang bị thêm thiết bị.
Danh mục bảo mật được dựa trên Đạo luật Viễn thông, gồm các quy định bí mật viễn thông, bảo vệ dữ liệu, các quy tắc an toàn công cộng và các biện pháp bảo vệ kỹ thuật của các nhà khai thác mạng. Các biện pháp phải được thực hiện để đảm bảo hệ thống xử lý dữ liệu và viễn thông chống lại sự truy cập trái phép, đồng thời giảm thiểu tác động của các vi phạm an ninh đối với người dùng hoặc trên các mạng được kết nối với nhau.
Do đó, các công ty phải trình các khái niệm về bảo mật, thực hiện các biện pháp phòng ngừa kỹ thuật và các biện pháp bảo vệ khác, nhân viên an ninh. Luật này đề cập đến các biện pháp được Cơ quan mạng liên bang yêu cầu đối với các vi phạm an ninh.
Với quy định danh mục bảo mật, các công ty phải mô tả các hệ thống viễn thông đã sử dụng và đưa chúng vào phân tích rủi ro. Ngoài ra, Văn phòng Bảo mật Thông tin Liên bang (viết tắt là BSI) sẽ phát triển các tiêu chuẩn hơn cao hơn nữa về bảo mật Internet và các yêu cầu đối với các mạng quan trọng.
Sẽ có các cấp độ bảo mật khác nhau, do đó, mạng lưới của Chính phủ liên bang sẽ phải tuân theo các yêu cầu khắt khe hơn so với mạng dân sự. Các chuyên gia đánh giá cao cách tiếp cận này và cho đây là lý do mà Chính phủ Đức quyết định không cấm cửa hoàn toàn đối với Huawei.
Mặt khác, theo DW, để giảm bớt các cáo buộc về mặt kỹ thuật, Huawei cũng đã thành lập một phòng thí nghiệm bảo mật ở Bonn-Đức, nhằm cung cấp cho các bên thứ ba cái nhìn rõ nét về mã nguồn bí mật của phần mềm. Ba nhà khai thác di động lớn của Đức gồm Deutsche Telekom, Vodafone và Telefonica (mạng O2), cũng như các chuyên gia của BSI, có quyền truy cập.
Ngoài ra, Văn phòng BSI ở các nơi khác trên thế giới đã lấy "các thành phần" của Huawei để kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay, các chuyên gia không thể tìm thấy bất cứ nghi vấn gì. Do đó, trong một phát biểu vào tháng 12/2018, Chủ tịch BSI Arne Schoenbohm đánh giá, không có lý do gì để loại Huawei khỏi việc xây dựng mạng 5G ở Đức.
Ngoài các yêu cầu bảo mật chặt chẽ hơn, Chính phủ Liên bang Đức nhấn mạnh, các công ty viễn thông của họ không phụ thuộc vào các thiết bị của Huawei trong mạng lõi của họ. Nhà mạng viễn thông Vodafone đã thông báo việc thực hiện điều này.
Tuy nhiên, các nhà mạng Deutsche Telekom và Telefónica vẫn chưa sẵn sàng cho loại bỏ thiết bị Huawei. Ngoài ra, đối với một số thành phần của mạng 5G như các đài phát thanh, do vị thế thị trường mạnh mẽ của Trung Quốc, họ cũng sẽ không thể từ bỏ thiết bị Huawei.
Theo truyền thông Đức, giải pháp Chính phủ Đức đưa ra được giới chuyên gia đánh giá cao bởi đã coi trọng yếu tố chính trị đối với việc xây dựng hệ thống mạng. Tuy nhiên, họ cũng đánh giá, việc loại trừ hoặc tháo gỡ thiết bị Huawei trong các mạng viễn thông có thể sẽ làm tăng chi phí triển khai mạng đối với các nhà mạng.
Mặt khác, các công ty còn phải hứng chịu sự cạnh tranh cho giá thành sau khi thay thế. Một báo cáo nội bộ của tập đoàn Deutsche Telekom chỉ ra rằng, việc loại bỏ hoàn toàn Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G được coi là khó tưởng tượng. Điều này sẽ trì hoãn sự sẵn có của mạng nhanh trong ít nhất 2 năm, việc tháo dỡ các cơ sở hạ tầng cũng sẽ rất tốn kém.
Áp lực chính trị đang đè nặng lên Chính phủ Đức bởi Mỹ đã loại Huawei khỏi thị trường mạng có liên quan đến các vấn đề bảo mật. Canada, Australia, New Zealand, Na Uy và gần đây nhất là các thiết bị Huawei tại Nhật Bản có thể không được sử dụng hoặc chỉ rất hạn chế trong việc xây dựng mạng 5G. Mỹ cũng đang thúc đẩy các đồng minh từ bỏ các thiết bị mạng từ Huawei.
Tuy nhiên, với Đức, ưu tiên cao nhất vẫn là đi tiên phong trong lĩnh vực 5G. Phát ngôn của Bộ Nội vụ Đức phát biểu với DW: "5G phải chắc chắn, đó là ưu tiên cao nhất của chúng tôi và do đó Chính phủ Liên bang kiểm tra tất cả các biện pháp để đảm bảo điều này".
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/