|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nguồn cung khách sạn 5 sao đang tăng mạnh

07:00 | 30/07/2019
Chia sẻ
Năm 2018, nhóm khách sạn 5 sao có sự tăng trưởng mạnh và sức chứa lớn nhất với tổng cộng 142 cơ sở (tăng 22,4% so với năm 2017) và 47.905 phòng (tăng 42,3% so với năm 2017).

Tổng cục Du lịch vừa công bố Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018. Theo đó, tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2017, lĩnh vực cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) Việt Nam năm 2018 tiếp tục hút vốn đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Sự tăng trưởng của khách du lịch quốc tế và nội địa đã tạo nhu cầu cao về CSLTDL, gia tăng cơ hội cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo Báo cáo, tính đến hết năm 2018,  Việt nam có 28.000 CSLTDL với trên 550.000 buồng (tăng hơn 2.400 CSLTDL và hơn 42.000 buồng so với năm 2017).

Trong đó, có 965 CSLTDL đạt chuẩn 3-5 sao, cung cấp tổng cộng 126.734 buồng phòng, tương ứng với mức tăng 11% về số cơ sở và 23,3% về số buồng so với năm 2017. 

Riêng trong năm ngoái có thêm 56 cơ sở lưu trú mới bổ sung vào nguồn cung khách sạn 4-5 sao, với tổng cộng 14.192 phòng.

Đặc biệt, phân khúc khách sạn 5 sao có sự tăng trưởng mạnh và sức chứa lớn nhất  với tổng cộng 142 khách sạn và 47.905 phòng. Riêng số lượng phòng khách sạn 5 sao đã tăng 42,3% so với năm trước.

Khach san

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Số phòng khách sạn 4 sao chỉ tăng nhẹ 7,4%, lên 36.012 phòng, trong khi số phòng khách sạn 3 sao tăng khá ở mức 11,5% và đạt 38.170 phòng.

Nguồn cung phòng khách sạn 4 - 5 sao mới đến nhiều nhất từ Khánh Hoà, với 4.351 phòng mới bổ sung vào thị trường. Tiếp đến là Kiên Giang với 2.914 phòng, trong đó chủ yếu là nguồn cung mới ở đảo Phú Quốc. Đà Nẵng xếp thứ 3 với 2.610 phòng mới.

Trong khi đó, phân khúc khách sạn 1 - 2 sao giảm khá mạnh về nguồn cung. Tính đến hết năm 2018 có tổng số 5.711 cơ sở với 136.292 buồng, giảm 15,5% về số cơ sở và 12,6% số buồng so với năm 2017.

Ngoài ra, năm 2018 có 1.892 cơ sở homestay đã kiểm tra đủ điều kiện với 13.400 phòng, tăng 7,5% so với năm 2017; chưa kiểm tra điều kiện là 1.126 cơ sở với 7.372 phòng.

Báo cáo của Tổng cục Du lịch cho biết, làn sóng đầu tư  vẫn tập trung vào các khu nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), khu căn hộ du lịch chia sẻ kỳ nghỉ (timeshare) tại khu vực duyên hải miền Trung.

Miền Bắc chiếm 46% về cơ sở và 33,6% về số buồng, miền Trung - Tây nguyên chiếm 32,2% về cơ sở và 42,8% về số buồng, miền nam có tốc độ tăng trưởng thấp hơn và chỉ chiếm 21,8% về cơ sở và 23,6% về số buồng. Quy mô trung bình của CSLTDL khu vực miền Trung cao hơn miền Bắc và miền nam.

Theo Tổng cục Du Lịch, CSLTSL ngày càng đa dạng hơn về loại hình, cách thức vận hành và hình thức sở hữu, quản lý. Loại hình condotel ở các khu, điểm du lịch đông khách như Đà nẵng, Khánh hòa, Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển mạnh. 

Xu hướng bán phòng qua mạng, hoạt động chia sẻ kỳ nghỉ cũng trở nên phổ biến, mạng airbnb chiếm thị phần đáng kể trong việc cung ứng cơ sở lưu trú du lịch.

Năm 2018, CSLTDL đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch cho rằng, các bất động sản nghỉ dưỡng có nhiều nhà đầu tư sở hữu tuy đã giảm áp lực về vốn cho nhà đầu tư ban đầu nhưng cũng gây khó khăn trong công tác quản lý chất lượng.

Bên cạnh đó, những CSLTDL là nhà dân, giao dịch với khách qua mạng cần có sự kiểm soát chặt chẽ về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ,....

Thu Hà

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.