|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao?

21:46 | 18/10/2019
Chia sẻ
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang gặp khó khi mua nhà ở sang trọng tại Việt Nam trong khi các nhà đầu tư khác lại dễ dàng hơn, vì sao?
Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao? - Ảnh 1.

Một cậu bé bên trong chiếc xe buýt nước cùng với tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81 phía đằng sau tại TP HCM.

Người Trung Quốc khi mua nhà ở sang trọng tại Việt Nam có vẻ như đang gặp khó khăn hơn nhà đầu tư từ các quốc gia khác.

Luật pháp Việt Nam đã yêu cầu bất kì người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam đều phải nộp hộ chiếu của mình để đủ điều kiện pháp lý để chính phủ cấp cho họ quyền sở hữu căn hộ.

Do hộ chiếu Trung Quốc có in hình vi phạm chủ quyền của Việt Nam, nên người mua từ Trung Quốc Đại Lục thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo quyền sở hữu bất động sản từ chính quyền Việt Nam.

Andy Han, giám đốc điều hành tập đoàn tại SonKim Land, một nhà phát triển bất động sản cao cấp với 5 dự án khu dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, “không phải người Trung Quốc không quan tâm đến thị trường bất động sản của Việt Nam. Mà do có vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc nên đã làm cho họ e ngại thị trường bất động sản Việt Nam. 

Vấn đề này đã làm giảm khoảng 10% doanh số của chúng tôi. Nhiều người Hồng Kông đã mua các căn hộ tại Việt Nam có giá từ 200.000 đến 500.000 đô la Mỹ từ chúng tôi vì nhà ở Hồng Kông thực sự rất đắt đỏ”.

Người mua từ Hồng Kông và Trung Quốc đại lục là nhóm khách hàng nước ngoài lớn thứ ba của SonKim, chiếm 20% doanh số của nhà phát triển bất động sản.

Trong khi Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người từ Trung Quốc đại lục, thì người Hồng Kông và những người mua châu Á khác đang nắm bắt lấy cơ hội.

Cathy Huang, giám đốc điều hành tại EXS Capital, một quỹ đầu tư tư nhân đầu tư vào SonKim cho biết, đó chỉ là một vấn đề tương đối nhỏ và chúng tôi vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người mua Hồng Kông.

Các căn hộ cao cấp của Việt Nam có giá rẻ so hơn với Hồng Kông – một thị trường đắt đỏ nhất thế giới, điều này giải thích lý do tại sao người nước ngoài lại đổ xô đến các quận cao cấp ở TP HCM.

Người Trung Quốc bế tắc trong việc mua bất động sản ở Việt Nam, vì sao? - Ảnh 2.

Kenneth Kent, tổng giám đốc – Hong Kong of REA Group - công ty vận hành cổng thông tin bất động sản Squarefoot.com.hk cho biết, các căn hộ dân cư cao cấp nằm ở trung tâm các thành phố lớn có thể có giá chỉ bằng một nửa so với các bất động sản tương đương ở Bangkok và thấp hơn 10% so với các bất động sản ở Hồng Kông.

Tình trạng vi phạm chủ quyền trên biển của Trung Quốc đối với Việt Nam là một trục trặc đối với một thị trường bất động sản đang bùng nổ ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, thị trường bất động sản ở Việt Nam lại đang được thúc đẩy bởi các quy tắc khá linh động của Hà Nội, đã cho phép người nước ngoài sở hữu một phần căn hộ, điều này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà quản lý quỹ nhanh chóng nắm bắt cơ hội tại Việt Nam – một trong các nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Năm 2015, các công ty bất động sản bắt đầu cung cấp 30% cổ phần cho người nước ngoài, mở ra một thị trường mới và một nhóm người mua mới cho các nhà phát triển.

Theo ông Han, “Quốc hội Việt Nam đã thông qua một đạo luật cho phép người nước ngoài có thể mua số căn hộ lên tới 30% tổng số các căn hộ. Điều này khiến các nhà phát triển tăng cường các dự án của mình bởi vì nếu người nước ngoài có thể đến và mua một căn hộ, điều này có thể trở thành một cơ hội rất tốt.”.

SonKim đang được hưởng lợi bời vì họ có thể nắm giữ ba vòng tài trợ trị giá 204 triệu USD, thu hút các công ty lớn như Credit Suisse, EXS Capital và nhà quản lý quỹ tư nhân Nhật Bản ACA Investments.

Hiroyuki Ono, đối tác của ACA – công ty đầu tư một nửa trong số 100 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam thông qua SonKim cho biết, “việc thay đổi các quy định là một thay đổi lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và hầu hết các nhà đầu tư Châu Á, nó đóng một vai trò lớn trong quyết định đầu tư của chúng tôi vì người Nhật luôn tìm kiếm những nơi để đầu tư.”

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị cuốn hút vào Việt Nam do bị hấp dẫn bởi các yếu tố nổi bật như tốc độ tăng trưởng kinh tế xuất sắc (trung bình 6,55% trong năm năm qua), dân số trẻ và nổi tiếng là đối thủ sản xuất hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực.

Thùy Dung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.