|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ngồi sau song sắt, CEO cũ vẫn điều hành công ty, sa thải CEO đương nhiệm

06:10 | 11/03/2019
Chia sẻ
Dù đang thụ án tại một nhà tù liên bang, Martin Shkreli - cựu CEO của hãng dược phẩm đầy tai tiếng Turing Pharmaceuticals được cho là vẫn điều hành và đưa ra các quyết sách lớn của công ty, bao gồm việc sa thải CEO đương nhiệm mới đây.

Gần 4 năm về trước, CEO Martin Shkreli và công ty dược Turing Pharmaceuticals đã phải hứng chịu vô vàn búa rìu dư luận khi nâng giá một loại thuốc cho bệnh nhân AIDS lên gấp 56 lần chỉ sau một đêm, từ 13,5 USD lên 750 USD một liều.

Bản thân Martin Shkreli sau đó đã phải ra điều trần trước Hạ viện Mỹ về cách định giá loại thuốc này. Trước ống kính máy quay và các nghị sĩ, Martin Shkreli đã thể hiện gương mặt với thái độ mà nhiều nhà bình luận cho là "đáng ghét" hay thậm chí là "đáng đấm".

shkreli-faces06
shkreli-faces06
shkreli-faces09
shkreli-faces09
lead_720_405
lead_720_405
6f2f0c47078d6a59ef5a8472d6886b2e77574054
6f2f0c47078d6a59ef5a8472d6886b2e77574054

 Martin Shkreli tại buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Tháng 12/2015, Martin Shkreli bị Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt tạm giam rồi sau đó bị tòa án kết án tù 7 năm – tuy nhiên không phải vì hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm mà vì gian lận trong kinh doanh chứng khoán.

Sau khi Martin Shkreli bị bắt, Turing Pharmaceuticals đã đổi tên thành Vyera rồi sau đó thành Phoenixus AG như hiện nay để quên đi quá khứ đen tối dưới thời Shkreli.

Mới đây, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Martin Shkreli vẫn tiếp tục điều hành Phoenixus dù đang thụ án tù ở tháng thứ 16. Theo WSJ, Martin Shkreli sử dụng một chiếc smartphone được giấu đưa vào trong tù để đăng lên Twitter, viết blog và thậm chí là điều hành hoạt động của công ty.

Cụ thể, phòng giam của Martin Shkreli tại Fort Dix, bang New Jersey có 12 người, mỗi người có một biệt danh riêng không lấy gì làm lịch sự.

Nguồn tin của WSJ còn cho biết, mới đây Martin Shkreli đã sử dụng chiếc smartphone lậu kể trên để sa thải CEO của Phoenixus khi ông này đang đi nghỉ tại một khu safari (khu săn bắn kiểu châu Phi). Trước đây, chính Shkreli đã lựa chọn vị CEO này.

Shkreli không chỉ sử dụng điện thoại mà có khi còn sử dụng cả máy tính của nhà tù để giải trí cũng như để làm việc.

Khi tài khoản Twitter cũ của mình bị cấm, Shkreli đã sử dụng chiếc smartphone để tạo ra một tài khoản mới không chứa tên của ông ta (@sriole) tuy nhiên tài khoản này sau đó cũng đã bị gỡ xuống.

Shkreli còn viết cả một trang blog cá nhân, trong đó ông ta tự so sánh mình với Elon Musk – CEO của Tesla và SpaceX và châm chọc hệ thống tư pháp Mỹ.

Shkreli cũng có thể tự cắt tóc cho mình bằng chiếc kéo an toàn mà nhà tù phát cho và vẫn tiếp tục mặc quần áo tương tự như trong các lần livestream từ căn hộ ở Manhattan khi ông ta còn tự do: áo phông và quần nỉ.

Những người "chiến hữu" của Shkreli trong tù đã luôn canh chừng và bảo vệ cho ông ta khi đi qua các khu vực nguy hiểm, thậm chí còn cảnh báo ông ta không nên gia nhập nhóm nhạc rock của nhà tù - khi ông ta nói muốn chơi đàn ghi-ta – vì các thành viên khác trong ban nhạc đều là những kẻ bị kết tội lạm dục tình dục trẻ em.

Sau khi WSJ đăng tải bài báo kể trên, Cục quản lí nhà tù Mỹ đã mở một cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ vai trò của Shkreli đối với Phoenixus trong thời gian ở tù.

Song Ngọc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.