|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nghi án rút ruột của doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng tại ngôi sao một thời JVC

10:28 | 09/08/2016
Chia sẻ
Tự ứng tiền để bảo lãnh, thanh toán hộ cho các công ty liên quan đến lãnh đạo cũ và giờ đây, đơn giản là trích lập dự phòng 100% cho các khoản phải thu này, nhà đầu tư không khỏi nghi vấn rằng JVC đã "rút ruột" doanh nghiệp, gây thiệt hại cho cổ đông.

Ngày 9/1/2015, CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã: JVC) đã hoàn tất việc chào bán ra công chúng hơn 50 triệu cổ phiếu, tổng số tiền thu về là gần 750 tỷ đồng. Khoản tiền không nhỏ này được huy động với kế hoạch sử dụng ban đầu nhằm đầu tư vào các dự án thuộc 4 lĩnh vực chính bao gồm mua sắm thiết bị khám sức khỏe lưu động, liên kết thiết bị y tế tại các bệnh viện, trung tâm kỹ thuật cao tại các bệnh viện và tổng thầu vật tư tiêu hao.

Sau sự việc ông Lê Văn Hướng – cựu Chủ tịch HĐQT của JVC bị bắt giữ, ĐHCĐ ngày 19/11/2015 đã điều chỉnh kế hoạch sử dụng khoản vốn huy động, “bớt” ra 235 tỷ đồng để trả nợ gốc ngắn hạn và dài hạn do Vietinbank “cưỡng chế thu nợ”.

Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán mới nhất vừa công bố, trong năm, công ty đã sử dụng khoản vốn này để chi trả một số khoản không nằm trong kế hoạch nói trên, bao gồm thanh toán thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chậm nộp thuế với tổng giá trị gần 104 tỷ đồng và góp vốn vào công ty liên kết trị giá 500 triệu đồng mà không hề có công bố nào.

Kiểm toán cũng cho biết, không thể xác định được liệu khoản vốn còn lại của đợt chào bán này có được sử dụng đúng mục đích đã được ĐHCĐ thông qua hay không và do đó, không thể xác định được ảnh hưởng có thể có đối với báo cáo tài chính.

nghi an rut ruot cua doanh nghiep hang tram ty dong tai ngoi sao mot thoi jvc

Tại thời điểm đầu niên độ kế toán, JVC có gần 800 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi nhưng đến cuối niên độ chỉ còn chưa đến 9 tỷ, kèm theo khoản lỗ nghìn tỷ

785 tỷ đồng tiền mặt và gửi ngân hàng đã “biến mất”

Tại thời điểm 1/4/2015, BCTC của JVC ghi nhận một khoản tiền mặt lên đến gần 500 tỷ đồng và tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng trị giá hơn 285 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 1/3 tài sản ngắn hạn từng khiến cho cộng đồng nhà đầu tư dậy sóng nghi ngờ. Từ BCTC quý trước, các khoản này đã biến mất, đến 31/4/2016 còn vỏn vẹn gần 9 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.

JVC cho biết, toàn bộ tiền mặt đã bị cơ quan chức năng thu giữ và được ghi nhận tại mục “phải thu khác” nhưng trong thuyết minh cho thấy, số tiền bị thu chỉ có 2,3 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản lớn nhất lên đến 403 tỷ chính là tiền ứng trước, tiền bảo lãnh và thanh toán hộ cho CTCP Thiết bị Y tế Triết Tôn Tiên (315 tỷ đồng) và Công ty TNHH Thương mại Hướng Đông (88 tỷ đồng). Đây đều là những công ty liên quan đến các thành viên của Ban giám đốc cũ hoặc thành viên mật thiết trong gia đình họ.

Đáng nói là 2 khoản bảo lãnh này đều chưa được ĐHCĐ phê duyệt và đã phải trích lập dự phòng 100%. Các cổ đông và nhà đầu tư của JVC không khỏi băn khoăn mục đích của việc JVC đem tiền đi ứng trước và báo lãnh là gì?

JVC cũng có khoản phải thu trị giá hơn 87 tỷ đồng là tạm ứng cho nhân viên và nhân viên quản lý chủ chốt, trong đó 81 tỷ đồng là tạm ứng cho các lãnh đạo tiền nhiệm và phải dự phòng 76 tỷ đồng (94%).

Như vậy, “tính sơ sơ”, khoản tiền trả nợ cho Vietinbank, tiền nộp thuế và đặc biệt là khoản to đem “bảo lãnh và thanh toán hộ” cho các công ty liên quan của lãnh đạo, đã ngốn hết sạch 750 tỷ đồng huy động được từ đợt phát hành tăng vốn.

Đến ngày 31/3/2016, do thua lỗ, tổng tài sản của JVC sụt giảm từ 2.551 tỷ đồng hồi đầu năm 2015 xuống còn 842 tỷ đồng.

JVC chưa công bố báo cáo tình hình sử dụng vốn từ đợt huy động, nhưng trước những con số vừa được công bố, rất nhiều nhà đầu tư đã đặt ra nghi vấn: thay vì sử dụng đúng mục đích ban đầu, liệu có phải công ty này đem tiền đi giao dịch lòng vòng với các công ty sân sau rồi đơn giản là trích lập dự phòng 100% để “rút ruột” JVC? Tuy nhiên, điều này đến công ty kiểm toán trực tiếp rà soát BCTC và giấy tờ tại JVC cũng không đưa ra kết luận được.

Đáng chú ý, các giao dịch nói trên đều thực hiện trong vòng 1 năm trở lại đây, tức sau khi JVC phát hành tăng vốn.

nghi an rut ruot cua doanh nghiep hang tram ty dong tai ngoi sao mot thoi jvc

Hầu như khoản phải thu hay trả trước nào của JVC cũng trở thành "nợ xấu" một cách khó hiểu, ngay cả những khoản mới phát sinh

Vẫn tự tin vào tương lai tươi sáng

Riêng đối với các công ty liên quan đến lãnh đạo cũ như Công ty TNHH Thương mại Hướng Đông, CTCP Thiết bị Y tế Triết Tôn Tiên, cùng với một công ty cũng là bên liên quan là Công ty TNHH Công trình và Trang thiết bị y tế, JVC đều đang có những khoản phải thu lớn, một phần được xếp vào nợ xấu.

Khoản đầu tư vốn vào các hợp đồng liên kết 110,75 tỷ đồng của JVC đối với Triết Tôn Tiên cũng phải trích lập dự phòng 100%.

Với hàng loạt các giao dịch liên quan đến các công ty của ban lãnh đạo cũ và phải dự phòng 594 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm qua của JVC tăng vọt lên 1.159 tỷ đồng khi trong năm 2015 Công ty và công ty con phải trích lập 1.125 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi.

Mặc dù vậy ban lãnh đạo của công ty vẫn tỏ ra tự tin khi thuyết minh về giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

"Tại thời điểm lập báo cáo này, không có lý do gì để Ban Giám đốc tin rằng sẽ không thể duy trì và khôi phục hoạt động bình thường của Công ty và công ty con", lãnh đạo JVC cho biết trong báo cáo của Ban Giám đốc.

nghi an rut ruot cua doanh nghiep hang tram ty dong tai ngoi sao mot thoi jvc

Tình hình bết bát, nhà đầu tư không còn mặn mà với cổ phiếu JVC

Theo Minh Châu