|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngày 26/4, giá tiêu trong nước quay đầu giảm từ 1.000 đồng/kg đến 1.500 đồng/kg

06:00 | 26/04/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay giảm trở lại tại các tỉnh thành được khảo sát. Giá cao su trên hai sàn giao dịch đều giảm, trong đó sàn giao dịch Thượng Hải giảm hơn 1%.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu nội địa đồng loạt giảm trở lại. 

Cụ thể, hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước cùng giảm 1.000 đồng/kg về chung mức 97.000 đồng/kg - cao nhất tại thị trường trong nước.

Sau khi giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg, giá hồ tiêu tại Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắk cùng giảm về mức 96.500 đồng/kg, ngang với Đồng Nai. 

Hiện tại, giá giao dịch hồ tiêu đang dao động trong khoảng 96.500 - 97.000 đồng/kg. 

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

96.500

-1.500

Gia Lai

96.500

-1.000

Đắk Nông

96.500

-1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

97.000

-1.000

Bình Phước

97.000

-1.000

Đồng Nai

96.500

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 25/4 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,28%, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tăng 2,2%, trong khi giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 24/4.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 24/4

Ngày 25/4

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

4.569

4.582

+0,28

Tiêu đen Brazil ASTA 570

4.450

4.550

+2,20

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok giảm 0,28%, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 24/4

Ngày 25/4

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.069

6.052

-0,28

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Giá tiêu thế giới tăng khá mạnh trong quý đầu năm lo ngại thiếu hụt nguồn cung toàn cầu trong bối cảnh sản lượng dự báo sụt giảm tại Việt Nam và Brazil, trong khi nhu cầu từ Mỹ và châu Âu đang tăng trở lại. 

Theo đó, giá tiêu đen tại Indonesia đã tăng khoảng 13% trong quý I, Brazil tăng 37,6%, còn Việt Nam tăng 7,5 – 7,7%. Bước sang tháng 4, giá tiêu biến động trái chiều giữa các nước xuất khẩu nhưng nhìn chung vẫn cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 4.573 USD/ tấn, tăng 4,1% so với cuối tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tại Brazil, giá tiêu đen ASTA 570 dao động ở mức 4.300 USD/tấn, giảm 4,4% so với cuối tháng trước song vẫn tăng 45,8% so với cùng kỳ.

Tại Việt Nam, giá tiêu đen từ đầu tháng 4 đến nay ổn định ở mức 4.200 – 4.300 USD/tấn với loại 500 g/l và 550 g/l, nhưng so với cách đây một năm giá đã tăng khoảng 30 - 31%.

Nguồn cung đến từ Campuchia kết hợp với mùa thu hoạch cao điểm ở Việt Nam, vụ mùa bội thu ở Ấn Độ và nhu cầu nhập khẩu ở mức thấp từ Trung Quốc đã giúp giá tiêu thế giới có phần ổn định trở lại sau khi tăng nhanh hồi đầu năm.

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 0,72% xuống mức 304,8 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 ở mức 13.805 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,29%.

Theo nhận định, nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024 - 2025, thị trường toàn cầu có thể sẽ thiếu hụt khoảng 600 - 800 nghìn tấn mỗi năm, Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin. 

Sự chênh lệch cung - cầu này đến từ tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn cầu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4 - 6% mỗi năm, nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu lốp xe của Thái Lan và Ấn Độ cũng tăng trưởng tích cực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2024.

Tuy nhiên, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1 - 3%/năm trong giai đoạn 2024 - 2025. Diện tích trồng cao su tại Thái Lan và Indonesia liên tiếp giảm do dịch bệnh trên cây cao su và xu hướng chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

 Hiệu suất thu hoạch cao su cũng đã giảm xuống trong những năm gần đây do dịch bệnh và thời tiết cực đoan. Đặc biệt, năm 2024 dự báo sẽ là năm khắc nghiệt với cây cao su khi chuyển giao giữa hiện tượng El Nino và La Nina, gây ra nhiều biến động trong mùa vụ khai thác cao điểm tại khu vực Đông Nam Á.

Thanh Hạ