|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ngành chuyển hàng theo yêu cầu 'nóng' trở lại

08:26 | 20/04/2018
Chia sẻ
Các startup trong lĩnh vực chuyển hàng theo yêu cầu đang ngày càng được các nhà đầu tư lớn ưu ái rót tiền. 
nganh chuyen hang theo yeu cau nong tro lai Grab Việt Nam phản bác thông tin chuyển hàng nghìn tỷ đồng ra nước ngoài

SoftBank Group, tập đoàn Nhật Bản chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ (startup), mới đây công bố tiếp tục rót vốn vào các công ty thuộc lĩnh vực chuyển hàng theo yêu cầu (delivery-on-demand) ở Mỹ, Ấn Độ và các nước khác. Quyết định này được đưa ra dựa trên số liệu phát triển khả quan của ngành này do chính SoftBank thu thập.

Cụ thể, trong tháng 4 này, SoftBank đã đầu tư 60 triệu đô la Mỹ cho công ty Grofers ở Ấn Độ ở vòng gọi vốn thứ hai. Năm 2015, trong vòng gọi vốn đầu tiên, Grofers đã nhận 120 triệu đô la từ các nhóm đầu tư do SoftBank dẫn đầu.

Ứng dụng di động Grofers cho phép khách mua hàng đặt mua các loại rau quả thực phẩm ở các cửa hàng, sau đó nhân viên của Grofers sẽ chuyển hàng đến tận nhà cho khách. Với sự phát triển nhanh của tầng lớp trung lưu như tại Ấn Độ, những dịch vụ kiểu này có tiềm năng phát triển tốt, theo quan điểm của SoftBank.

nganh chuyen hang theo yeu cau nong tro lai
Giao hàng theo yêu cầu đang là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của những tập đoàn lớn.

Trước đó, vào tháng 3, SoftBank cũng “bơm” 535 triệu đô la Mỹ vào công ty chuyển hàng theo yêu cầu Mỹ DoorDash. Thành lập năm 2013, công ty này đang mở rộng mạng lưới chuyển đồ ăn từ các nhà hàng đến hộ gia đình trên 600 thành phố ở khu vực Bắc Mỹ. Họ đã từng nhận được hơn 1 tỉ đô la từ các nhà đầu tư hàng đầu ở Silicon Valley (Thung lũng Silicon) trước khi SoftBank góp vốn.

SoftBank từ trước đến nay tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử. Tập đoàn này hiện là cổ đông lớn nhất của Uber, và cũng đã rót vốn vào Grab, Didi Chuxing, Alibaba, Snapdeal…

Trên thực tế, trong vài năm gần đây, các startup trong mảng “delivery-on-demand” là những nhân tố mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong một thập kỷ qua, các nhà đầu tư hàng đầu ở Thung lũng Silicon như Sequoia Capital, Khosla Ventures… đã đầu tư ít nhất là 9 tỉ đô la vào 125 startup loại này. Từ cuối năm 2016, xu hướng “delivery-on-demand” có vẻ bão hòa, đầu tư vào ngành này có vẻ chùng xuống.

Nhưng vào giữa năm 2017, khi Amazon mua lại chuỗi siêu thị thực phẩm Whole Foods với giá 13,7 tỉ đô la để tham gia vào dịch vụ cung ứng thực phẩm đến tận nhà dựa vào tính ưu việt của dịch vụ chuyển hàng Amazon Prime Now, các đối thủ của Amazon trong ngành cung ứng thực phẩm bắt đầu thấy “lửa cháy đến chân”, nhảy vào thâu tóm các startup chuyên chuyển hàng.

Ba nhà bán lẻ lớn ở Mỹ là Albertsons, Walmart và Target lần lượt mua lại các startup chuyên vận chuyển hàng theo yêu cầu Plated (300 triệu đô la), Parcel (không công bố giá) và Shipt (550 triệu đô la) trong 3 tháng cuối năm 2017, khiến các startup trong ngành “delivery-on-demand” được chú ý trở lại.

Thái Hà

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.