|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sứ mệnh biến đất nước thành ‘con hổ’ thứ 5 của châu Á

15:09 | 16/01/2018
Chia sẻ
Tháng 4/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) có vị Thống đốc trẻ nhất lịch sử nước - ông Lê Minh Hưng, khi đó mới 45 tuổi. Một nhà kinh tế được đào tạo tại Nhật Bản có quan hệ thân thiết với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Hưng gánh trọng trách xây dựng kho dự trữ ngoại tệ của SBV.
ngan hang nha nuoc viet nam va su menh bien dat nuoc thanh con ho thu 5 cua chau a Dự trữ ngoại hối 54,5 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước ráo riết cân tiền
ngan hang nha nuoc viet nam va su menh bien dat nuoc thanh con ho thu 5 cua chau a Thống đốc Lê Minh Hưng: Dự trữ ngoại hối quốc gia chạm mốc 52 tỷ USD

Thành công của Thống đốc Lê Minh Hưng nhờ vào ba đợt giảm giá VNĐ

Tính đến cuối tuần trước, ông Hưng đã giúp dự trữ ngoại tệ của SBV tăng lên gần 55 tỷ USD từ 40 tỷ USD vào thời điểm nhậm chức.

Forbes đánh giá thành công của vị thống đốc trẻ này nhờ vào ba đợt giảm giá VNĐ trong năm 2015 làm dấy lên lo ngại đồng nội tệ Việt Nam tiếp tục rớt giá, khiến nhiều người tích cực đầu cơ USD như một loại tài sản đảm bảo. Tình trạng đô la hóa mang nhiều rủi ro cho một nền kinh tế đang phát triển vì cản trở dòng vốn đầu tư trong khi hạn chế sự linh hoạt về mặt chính sách.

ngan hang nha nuoc viet nam va su menh bien dat nuoc thanh con ho thu 5 cua chau a
Thống đốc Lê Minh Hưng.

Trong khi đó, SBV có vẻ như đã tận dụng được việc VNĐ mất giá để liên tục mua vào USD. Khi kinh tế Việt Nam tăng tốc và vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ về, VNĐ đối mặt với áp lực tăng giá. SBV có thể phải nhượng bộ trước áp lực chính trị và để đồng nội tệ tăng giá. Thay vào đó, vị thống đốc SBV tận dụng tối đa cơ hội này để cải thiện dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Bài học dữ trữ ngoại tệ của những "con rồng" châu Á

Dự trữ ngoại tệ là chiến lược đúng đắn với một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu như Việt Nam. Nhật Bản và 4 "con rồng" châu Á khác (Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore) cũng từng theo đuổi chiến lược này trong những thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Và sau đó Trung Quốc cũng tham gia cuộc chơi này.

Trung Quốc buông lỏng đồng nội tệ trong suốt 15 năm đầu tiên của thời kỳ cải cách khi tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng thiếu bền vững. Nhưng vào ngày 1/1/1994, nước này đã mạnh tay giảm giá nhân dân tệ để biến nó từ đồng tiền được định giá cao thành đồng tiền được định giá thấp. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sau đó để đồng tiền này lên giá từ từ nhưng liên tục trong suốt 20 năm tiếp theo và PBOC đã xây dựng được kho dự trữ ngoại tệ trị giá 4 nghìn tỷ USD, con số lớn nhất mà thế giới từng ghi nhận.

Một đồng tiền tăng giá chậm nhưng ổn định là tài sản lớn nhất của một quốc gia đang phát triển, giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài khi cho họ niềm tin để đầu tư lâu dài. Việc này cũng khuyến khích nhà đầu tư nội địa giữ tiền trong nước thay vì chuyển ra nước ngoài.

Trong khi đó, một đồng tiền được định giá thấp nhưng ổn định có lợi thế trong đánh thuế thu nhập lũy tiến theo hướng có lợi cho người nghèo. Loại thuế này sẽ đánh thuế nặng giới nhà giàu – những người sẵn sàng chi tiền để mua hàng nhập khẩu đắt đỏ, trong khi bảo vệ người nghèo – những người phần lớn chỉ mua các sản phẩm nội địa thiết yếu như thực phẩm và chỗ ở.

Giữ giá đồng nội tệ ở mức thấp để kích thích tăng trưởng theo hướng xuất khẩu là chiến lược dễ thực hiện, ít nhất là từ góc độ kỹ thuật. Tất cả những gì mà ngân hàng trung ương cần làm là bán nội tệ khi nó có dấu hiệu mạnh lên.

Phần lớn các quốc gia đang phát triển đều thất bại do thành phần thu nhập cao luôn muốn đồng nội tệ mạnh để họ có thể mua hàng nhập khẩu xa xỉ, đi du lịch nước ngoài và chuyển tiền ra nước ngoài với tỷ giá có lợi nhất. Nhưng việc này sẽ bóp nghẹt tăng trưởng và gây ra bất ổn. Các quốc gia có đồng nội tệ được định giá cao thường phải cầu cứu IMF khi bong bóng tài sản tan vỡ.

Nếu SBV và người đứng đầu có thể duy trì giá VNĐ ở mức thấp và tăng từ từ trong 20 năm, thậm chí là 30 năm tới, Việt Nam có thể trở thành “con hổ” thứ 5 được chờ đợi bấy lâu nay của châu Á, Forbes nhận định.

Trong khi Trung Quốc đang mắc bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam có thể khiến cả thế giới phải kinh ngạc khi nhảy vọt lên trong nửa đầu thế kỷ này. Đó không phải dự báo mà là một khả năng. Tốc độ thay đổi tại châu Á quá thần kỳ và Việt Nam đang dần trở thành quốc gia dẫn đầu xu hướng đó.

Trường Giang