|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 37% Thái Lan, 19% Malaysia

20:17 | 07/08/2019
Chia sẻ
Năm 2018, năng suất lao động nước ta chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia...
avatar_1565183408318

https://www.baogiaothong.vn/nang-suat-lao-dong-viet-nam-chi-bang-37-thai-lan-19-malaysia-d430101.html

Thông tin tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia ngày 7/8, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết, tính đến năm 2018, chỉ số năng suất lao động xã hội của nước ta đạt 102,2 triệu đồng/1 lao động, tương đương 4.521 USD/1 lao động (theo giá hiện hành). 

Mức này cao hơn gần gấp đôi so với năm 2011, tăng bình quân 4,88%/năm giai đoạn 2011-2018, riêng giai đoạn 2016-2018 tăng bình quân 5,77%/năm, giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN (Singapore là 1,4%/năm; Malaysia là 2%/năm; Thái Lan là 3,2%/năm; Indonesia là 3,6%/năm; Phillipines là 4,4%/năm).

Tuy nhiên, xét ở khía cạnh giá trị so sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động của nước ta vẫn ở mức thấp. Nếu tính theo giá trị sức mua tương đương (PPP) năm 2018, năng suất lao động nước ta đạt 11.142 USD thì chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia; 55,9% của Phillipines.

Ông Lâm cho rằng, điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

“Hơn bao giờ hết, việc cải thiện năng suất lao động của nước ta là nhiệm vụ cốt lõi, cấp thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng, ý nghĩa sống còn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới”, ông Nguyễn Bích Lâm nói.

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ có tác động quan trọng tới nâng cao năng suất lao động. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc... đều là các quốc gia có đầu tư rất lớn vào vấn đề năng suất quốc gia, thông qua việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia, phù hợp với xu hướng quốc tế và bối cảnh của mỗi nước.

Ông Lâm cũng thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án về Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), trong đó sẽ tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn cho các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, nâng cao năng suất quốc gia không chỉ dừng ở việc nâng cao năng suất lao động.

“Năng suất quốc gia còn phải đề cập đến hiệu quả sử dụng tài nguyên như đất đai, vốn liếng. Khi nói đến năng suất phải nói tới hiệu quả của tất cả các yếu tố đó dù năng suất lao động là yếu tố quan trọng bậc nhất”, ông Lộc nói.

Ông Lộc đề xuất lồng ghép tổ chức mới thành lập về nâng cao năng suất quốc gia với Hội đồng cạnh tranh quốc gia bởi theo ông Lộc điều này sẽ dẫn tới “không có quá nhiều tổ chức mà hoạt động được nhiều mục tiêu”.

Lãnh đạo VCCI cũng kiến nghị, để thúc đẩy năng suất quốc gia cần phải thúc đẩy cải cách thể chế để vốn, tài nguyên, lao động phải chảy vào khu vực có hiệu quả nhất mà việc cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đi theo hướng này.

Ông Lộc cũng kiến nghị tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ hơn từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. “Làm sao để lao động trong khu vực nông nghiệp xuống còn dưới 10% tổng lao động. Đây là nhiệm vụ quan trọng. 

Suy cho cùng khu vực có năng suất cao nhất là khu vực doanh nghiệp mà cụ thể là doanh nghiệp tư nhân”, ông Lộc nói và cho rằng thời gian tới cần đưa ít nhất 1,6 triệu hộ kinh doanh (trong tổng số 5,1 triệu hộ hiện nay) vào hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đảm bảo minh bạch để có cơ sở pháp lý hỗ trợ khối sản xuất này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

C.Sơn

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.