Myanmar sẽ là Việt Nam thứ hai
Ông Andrew Patrick, Đại sứ Anh tại Myanmar. Ảnh: Bloomberg |
Sau nhiều thập kỷ cô lập vì xung đột, quốc gia Đông Nam Á Myanmar đang dần mở cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế. Trong quá trình đó, nước này sẽ còn đối diện với nhiều thách thức như thiếu điện, chính sách thiếu sự rõ ràng, chi phí kinh doanh cao.
Nói với Bloomberg, ông Andrew Patrick, Đại sứ Anh tại Myanmar cho rằng muốn tăng trưởng thì luôn mất nhiều thời gian. "Những điều quan trọng là bạn sẽ đi với tốc độ nhanh nhất có thể. "Có thể là 6 đến 8%, thậm chí là 10% cũng hoàn toàn có thể thực hiện được".
Credit Suisse: Tiền đồng gặp rủi ro vì chính sách nhập cư của Trump
Tiền đồng vốn đang giảm giá so với đôla Mỹ, từ cuối tháng 11/2016 đến nay giảm 2,2%. |
Myanmar bắt đầu cuộc cải cách dân chủ và kinh tế từ năm 2011, sau một thời kỳ dài nền kinh tế nằm trong tay các doanh nghiệp Nhà nước. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế này thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm vừa rồi ở 8,1%.
"Về lĩnh vực tài chính, Myanmar đang như một trang giấy trắng hoàn toàn", Đại sứ Patrick nói. Với việc rất ít người dân sở hữu tài khoản ngân hàng, đây là "cả một thị trường chưa được khai phá. Hệt như Việt Nam 20 năm trước đây", ông nói.
Trong khi tăng trưởng sẽ tiếp tục đi lên, đất nước này vẫn còn một chặng đường dài phải tiến tới nếu muốn bắt kịp những người láng giềng. Tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức cao và nền kinh tế đối mặt với nhiều rủi ro như đồng nội tệ giảm giá, đầu tư đi chậm lại.