Một tương lai không chiến tranh tiền tệ có là điều khả thi?
Nỗi ám ảnh về chiến tranh tiền tệ
Trải nghiệm kinh hoàng vào thập niên 1930 nhắc chúng ta nhớ rằng chiến tranh thương mại và tiền tệ song hành với nhau như con ngựa và cỗ xe. Giờ đây, khi chính quyền Trump đang thực hiện đầy đủ chính sách bảo hộ “Nước Mỹ trên hết” của mình, việc mâu thuẫn tiền tệ bùng nổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đã một thời gian trôi qua, một "cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện" vẫn chưa hề xảy ra, dù thế giới đã tiến rất gần đến một viễn cảnh như thế sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi bộ trưởng Tài chính Brazil lúc đó là Guido Mantega dùng thuật ngữ trên để miêu tả lãi suất siêu thấp của Mỹ.
Nối bước nước Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu có vẻ như cũng thực thi những chiến lược tương tự để thúc đẩy xuất khẩu, và đồng tiền mất giá là nguyên nhân lớn nhất cho sự hồi phục kinh tế ở những nước phát triển.
Tương tự, sau năm 2012, khủng hoảng tại khu vực đồng Euro bắt đầu có vẻ dễ kiểm soát hơn chỉ sau khi đồng Euro bắt đầu mất giá so với đồng USD. Và như nhiều nhà kinh tế học tại Anh đã chỉ ra, một tỷ giá linh hoạt đã cho nước Anh, khác với các nước châu Âu khác vốn sử dụng một đồng tiền chung, một công cụ hiệu quả và riêng có để kiểm soát cú sốc lúc bấy giờ.
Những lo lắng về tiền tệ thời hậu khủng hoảng đã sớm qua đi, phần lớn là nhờ những ngân hàng trung ương lớn đồng lòng đi theo việc nới lỏng định lượng, vốn chỉ để tác động đến tỷ giá. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh tiền tệ đầu tiên của thế kỷ 21 đã mở đường cho một thỏa thuận đình chiến mỏng manh. Nhưng khi có bất kỳ nền kinh tế lớn nào theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ để đạt được lợi thế hơn những nơi khác, nghi vấn về tiền tệ sẽ xuất hiện trở lại.
Ông Trump liên tục chỉ trích các nước khác thao túng tiền tệ. Ảnh: The Independent.
Rốt cuộc, trong tay các nhà hoạch định chính sách, tiền tệ quốc gia là một vũ khí kinh tế hiển nhiên. Đây là lý do 44 quốc gia tham gia vào Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đều đồng thuận tuân thủ một khuôn khổ, để đảm bảo một tỷ giá hối đoái ổn định. Nước Mỹ nắm giữ vai trò chủ chốt, và đã cam kết thiết lập một trật tự thế giới mở không còn thuế quan và chiến tranh thương mại. Đối với những quốc gia khác, họ không còn sự lựa chọn thực tế nào ngoài giữ một tỷ giá hối đoái cho phép duy trì một tài khoản vãng lai cân bằng.
Từ đó, mối đe đọa về chiến tranh thương mại vẫn luôn tiềm ẩn khả năng dẫn đến sự quay lại của tranh chấp về tiền tệ. Ngày nay, cùng với sự mâu thuẫn ngày một gia tăng, một điều không thể tránh khỏi đó là ông Trump cuối cùng sẽ tập trung vào chính sách tiền tệ của những nước khác. Từ lâu, ông Trump đã buộc Trung Quốc tội làm mất giá tiền tệ của mình (thậm chí khi Trung Quốc chính xác là đang làm điều ngược lại). Và để đáp lại một thông báo gần đây từ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Mario Draghi về động thái nới lỏng định lượng (QE), ông Trump đã đăng trên Twitter, “Họ đã làm điều này trong nhiều năm qua, cùng với Trung Quốc và những nước khác.”
Tương tự như thập niên 1930, chiến tranh tiền tệ thu hút những ai xem chính trị địa lý là một cuộc chơi có tổng bằng không. Cuộc tấn công của Trump vào ECB một phần là vì thương mại, nhưng họ cũng có ý định chia rẽ các thành viên của Liên minh Châu Âu. Như các nhà phê bình của đồng tiền chung euro đã than phiền từ lâu, nước Đức ưa thích với tỷ giá hối đoái xuất ra thấp hơn với đồng Euro so với đồng Mark trong quá khứ. Và theo quan điểm của ông Trump, Đức duy trì chính sách hỗ trợ chủ nghĩa trọng thương có lợi cho các nhà xuất khẩu của nước này, dù hệ thống Bretton Woods do Mỹ dẫn đầu được tạo ra chính là để ngăn chặn chủ nghĩa trọng thương và ngăn chặn việc hạ tỷ giá để tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
Dù vậy, theo quan điểm của John Maynard Keynes, môt trong những kiến trúc sư của Bretton Woods, sự dàn xếp hậu chiến tranh nên đi xa hơn nhiều, bằng cách thêm vào những cuộc kiểm tra để trừng phạt những quốc gia có thặng dư hoặc thâm hụt lớn. Trừng phạt sự mất cân bằng thương mại lẽ ra nên song hành với kế hoạch của ông về một hệ thống tiền tệ toàn cầu mới, nó sẽ được dựa trên một loại tiền tệ tổng hợp toàn cầu gọi là “bancor” (một từ ghép tiếng Pháp dành cho vàng do ngân hàng ban hành).
Đồng Euro ban đầu được tạo ra như một cơ chế để loại bỏ những sự mất giá mang tính cạnh tranh. Từ thời Keynes, những nỗ lực để làm sống lại ý tưởng về một loại tiền tệ chung phi quốc gia – như ý tưởng do nhà kinh tế học Robert A.Mundell đưa ra vào thập niên 1960 – đã xuất hiện liên tục nhưng vô nghĩa.
Vai trò tiềm năng của Libra
Nhưng đến hôm nay, nền công nghệ mới đã khiến tiền tệ toàn cầu không còn nằm ngoài tầm với. Chỉ trong tháng vừa rồi, Facebook tiết lộ kế hoạch về một loại tiền điện tử mới Libra, chúng sẽ được neo với một rổ tiền tệ do các chính phủ ban hành. Theo Facebook, sáng kiến này được thiết kế hướng đến những người nghèo nhất thế giới, bao gồm 1,7 tỉ người không có tài khoản ngân hàng.
Một nền tảng người dùng rộng lớn là điều cần thiết, để đảm bảo rằng công dụng chủ yếu của Libra là dùng để trao đổi, không phải như một công cụ để đầu cơ tài chính. Điều này khiến nó trở thành sự tương phản với những loại tiền tệ blockchain thế hệ đầu tiên như Bitcoin, vốn được cho là khan hiếm vì phải đi “đào”. Chắc chắn là, những phản ứng cực kỳ tiêu cực đối với thông báo về Libra của Facebook gây ra sự chán nản.
Nhưng, nếu một loại tiền tệ thay thế, được hỗ trợ bởi nhiều loại tài sản, được đón nhận rộng rãi, nó sẽ không gây ra nhiều bất ổn như những nhà phê bình hay chỉ trích nó.
Và khi việc sử dụng một tiền tệ toàn cầu (hoặc nhiều loại tiền tệ toàn cầu) càng mở rộng, chiến tranh tiền tệ sẽ càng khó xảy ra. Công nghệ đã làm sống lại giấc mơ từ thế kỷ 20 về một hệ thống tiền tệ toàn cầu không còn tồn tại sự chia rẽ do chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Harold James, Giáo Sư về Lịch Sử và Quan Hệ Quốc Tế tại Đại học Princtone và là một thành viên lâu năm tại Trung tâm Cải cách Quản trị Quốc tế.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/