|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Mẹo quản lí tài chính tốt nhất dành cho người dưới 25 tuổi

08:12 | 02/08/2020
Chia sẻ
Những người trẻ dưới 25 tuổi chỉ mới bắt đầu xây dựng sự nghiệp và học quản lí tài chính cá nhân nhưng nếu biết tận dụng các phương pháp thông minh thì họ có thể tự xây dựng nền tảng tài chính vững chắc.

Các chuyên gia tài chính chia sẻ với Business Insider rằng với kinh nghiệm tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ cho khách hàng, họ nhận ra rằng có một số mẹo đơn giản có thể giúp quản lí tài chính tốt hơn. 

Nếu bạn kiên trì thực hiện theo những phương pháp đó thì bạn không chỉ yên tâm về thu nhập, có tài chính lành mạnh, an toàn mà thậm chí còn có thể giàu lên nhanh chóng.

Một số mẹo quản lí tài chính tốt nhất cho người trẻ

1. Đầu tư sớm

Bạn càng bắt đầu đầu tư sớm thì bạn sẽ càng nhanh tạo dựng được nền tảng tài chính vững chắc và đảm bảo sự giàu có của bản thân. Khi bạn đầu tư sớm, bạn có thể hưởng lợi từ những khoản lợi tức, lãi suất, v.v. trong một khoảng thời gian dài hơn. 

Các nhà đầu tư trẻ cũng dám nghĩ dám làm, chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn vì bạn còn nhiều thời gian để thử lại nếu có sai sót. Nói chung, đầu tư từ sớm cho phép bạn học hỏi được nhiều điều bổ ích và sửa sai kịp thời nếu phải đối mặt với các biến động thị trường.

2. Tập trung vào các mục tiêu dài hạn

Mẹo quản lí tài chính tốt nhất dành cho người dưới 25 tuổi - Ảnh 1.

Cho dù còn trẻ thì bạn vẫn cần quản lí tài chính bằng cách đầu tư dài hạn.

Khi còn dưới 25 tuổi, hầu hết chúng ta đều chưa nghĩ về việc nghỉ hưu nhưng trên thực tế thì có rất nhiều việc cần dùng đến tiền trong tương lai. Bạn nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian nên có thể "từ từ" chuẩn bị và chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn như tiết kiệm để đi du lịch hoặc mua xe, tuy nhiên, chuyên gia tài chính khuyên rằng bạn nên bắt đầu tập trung vào các mục tiêu dài hạn ngay hôm nay.

Bạn hãy chia các mục tiêu dài hạn của bạn thành nhiều mục tiêu ngắn hạn và mẹo này sẽ giúp bạn không bị quá tải. Vì các mục tiêu dài hạn như mua nhà hoặc bắt đầu kinh doanh có thể sẽ mất nhiều năm để đạt được nên sớm tiết kiệm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tiến gần hơn đến thành công.

3. Tạo ngân sách

Hầu như không ai thích lập ngân sách cho dù đó là một qui trình bắt buộc trong quản lí tài chính cá nhân. Những người giàu có, có nền tảng tài chính hùng mạnh cũng từng băn khoăn về việc có nên dành thời gian cho công việc nhàm chán này hay không và câu trả lời là bạn nhất định phải biết cách lập ngân sách thông minh.

Tạo ngân sách sẽ cho phép bạn xem xét dòng tiền của mình đi về đâu để từ đó điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp với thu nhập. Nói cách khác, ngân sách sẽ kiểm tra chi tiêu của bạn và đảm bảo rằng khoản tiết kiệm của bạn đang đi đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu trong tương lai. 

Khi bạn có thói quen tự động phân bổ một phần ngân sách của mình để đưa vào quĩ khẩn cấp thì nghĩa là bạn đang tự bảo vệ mình khỏi tình trạng hỗn loạn tài chính nếu xảy ra những sự kiện bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh.

4. Mua bảo hiểm nhân thọ khi bạn còn trẻ

Mua bảo hiểm nhân thọ khi bạn còn trẻ có thể giúp bạn tiết kiệm hàng trăm triệu đồng trong thời gian dài. Khi bạn già đi, chi phí bảo hiểm nhân thọ sẽ đắt hơn vì phí bảo hiểm có liên quan đến tuổi tác và sức khỏe. Nếu bạn đợi cho đến khi bạn có bạn đời và con cái thì bạn cũng mất thêm nhiều tiền cho phí bảo hiểm.

Có hai loại bảo hiểm nhân thọ chính dựa trên qui định về thời gian, đó là bảo hiểm có thời hạn và bảo hiểm vĩnh viễn. Loại có thời hạn chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian và sau đó kết thúc, trong khi bảo hiểm vĩnh viễn được thiết kế không hết hạn nếu phí bảo hiểm được trả liên tục.

Với những mẹo quản lí tài chính kể trên, bạn sẽ không còn hoang mang hay bối rối về việc phải chuẩn bị như thế nào cho tương lai. Dù thu nhập của bạn đang ở mức nào thì bạn vẫn có thể bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ nhất, kiên trì để tiết kiệm và bắt đầu tìm hiểu, đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.