Mặc tình hình kinh doanh bết bát, giới tài chính vẫn lạc quan về cổ phiếu ngân hàng
Cổ phiếu ngành tài chính có kết quả kinh doanh tệ thứ ba trong 11 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 năm 2017, và đang trong xu hướng tệ nhất so với thị trường kể từ 2011. Tuy nhiên trong cuộc khảo sát 10 chiến lược gia cổ phiếu của Bloomberg, 9 người đặt cược vào các ngân hàng và công ty bảo hiểm, trong khi đó chỉ có 1 người giữ quan điểm trung lập.
Điều này hoàn toàn đối lập với quan điểm còn lại trên thị trường, thiên về những công ty công nghệ, chăm sóc sức khỏe đang dẫn dắt thị trường, thu hút lượng mua gấp 4 lần từ các nhà đầu tư chiến lược.
Các ngân hàng được coi là nhóm hưởng lợi nhiều nhất từ lời hứa của Tổng thống Trump như nới lỏng các chính sách, cắt giảm thuế, và các nhà cho vay trông đợi đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ phục hồi trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt lại.
Hiện vẫn chưa có chuyện gì xảy ra nhưng các dự báo từ David Kostin của Goldman Sachs Group cho đến Savita Subramanian của Bank of America vẫn chưa từ bỏ. "Sự hồi phục đang đến", họ nói, và nó không phụ thuộc vào chính sách thắt chặt của Fed. Tổng thống Trump và Quốc hội Mỹ sẽ phải giảm các quy định và thuế, các ngân hàng cũng sẽ hạ mức định giá cổ phiếu để kích cầu giới đầu tư.
Chiến lược gia không phải là đối tượng duy nhất giữ sự lạc quan của họ. Các quỹ đầu tư cũng đã rót thêm 4,3 tỷ USD trong năm nay vào cổ phiếu tài chính, đứng thứ hai trong các ngành được theo dõi bởi Bloomberg.
Dưới đây là những yếu tố được các nhà chiến lược đánh giá sẽ đẩy giá cổ phiếu ngân hàng đi lên.
Goldman - Kỳ vọng từ lợi tức và cổ phiếu quỹ
Năm nay đánh dấu sự cho phép của Fed, dòng vốn đầu tư từ các công ty tài chính đổ vào ngân hàng. Theo số liệu dự đoán từ chuyên viên phân tích Goldman, Richard Ramsden, tổng lợi tức dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ có thể tăng trưởng lên 19%/năm đến năm 2020.
Chiến lược gia chứng khoán phái sinh của Goldman bao gồm Katherine Fogertey và John Marshall cho rằng, sau bầu cử, các cổ phiếu tài chính đã trở lại hiệu suất hoạt động tốt hơn, từ đó mang đến cơ hội tăng trưởng.
Bank of America - Tăng lợi nhuận từ chính sách nới lỏng
Theo số liệu của Bank of America, khi mà các chi phí quản lý, phí tổn thích nghi tăng lên gần bằng 1/4 tổng chi phí hoạt động, từ 14% trong năm 2007, thì chính sách nới lỏng sẽ làm tăng lợi nhuận ngân hàng.
Giảm điều tiết có thể làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với ngành ngân hàng lên 3,5 điểm phần trăm đến năm 2020. Tỷ lệ lợi nhuận ở mức 11,3% trong năm 2016.
Bank of America |
Citigroup - Tăng trưởng dư nợ thúc đẩy thêm cho ngành ngân hàng
Chuyên gia Tobias Levkovich đánh giá việc đầu tư vào các cổ phiếu tài chính đang thiếu hiệu quả. Bởi ngành đang đối mặt với những tiến bộ công nghệ, nhu cầu vay yếu đi và đường cong lãi suất phẳng (lãi suất ngắn và dài hạn trở nên gần với nhau).
Tuy nhiên mọi việc có thể thay đổi. Đơn cử như trái phiếu Chính phủ 10 năm, Levkovich cho hay, đã phản ánh gần với chỉ số ngạc kinh tế (surprise index) của Citigroup từ năm 2010. Thước đo cho thấy nền kinh tế đã biểu hiện tốt hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế học.
Tăng trưởng dư nợ có thể thúc đẩy thêm cho ngành ngân hàng. Cho vay thương mại và công nghiệp tăng nhiều vào năm 2015 và đầu năm 2016 khi giá dầu giảm, đã thôi thúc ngân hàng siết chặt cam kết tài trợ. Với điều kiện tín dụng thả lỏng kể từ quý II/2016 và các khoản nợ kéo dài hơn so với tiêu chuẩn bình thường 6 quý, Levkovich dự báo tín dụng sẽ tăng từ cuối năm nay, điều này sẽ gây bất ngờ cho không ít nhà đầu tư theo khuynh hướng thận trọng.
Deutsche Bank - Cổ phiếu tài chính giao dịch dưới 19% giá trị thực
Tăng trưởng lợi nhuận mạnh và định giá thấp đánh dấu động thái mua vào của Bankim Chadha. Ngoại trừ ngành năng lượng, ngân hàng là ngành duy nhất được kỳ vọng tăng trưởng ít nhất 10%/năm cho đến 2019, ước tính của các nhà phân tích Bloomberg.
Tuy nhiên theo mô hình hợp nhất tăng trưởng lợi tức và đòn bẩy, cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch dưới 19% so với giá trị thực, thấp hơn nhiều so với ngành công nghiệp khác.