Lý giải đà tăng phi mã của cổ phiếu BSR
Cổ phiếu BSR tăng mạnh hướng lên vùng đỉnh lịch sử
Trong 3 tuần giao dịch kể từ ngày 16/5, cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có đà tăng rất ấn tượng kể từ vùng đáy 18.000 đồng/ cp. BSR tăng liên tục 6 phiên liêp tiếp lên quanh ngưỡng MA50 (24.000 đồng/ cp), tích lũy đi ngang 4 phiên trước khi tiếp tục đà tăng phi mã của mình trong 6 phiên gần nhất.
Kết phiên giao dịch ngày 6/6, BSR đóng cửa ở mức giá 30.400 đồng/ cp, vượt ngưỡng kháng cự mạnh 30.000 đồng/ cp và đang hướng tới đỉnh lịch sử 33.800 đồng/ cp từng thiết lập năm 2018.
Về thanh khoản, khối lượng giao dịch của cố phiếu BSR bắt đầu tăng dần kể từ 17/5. Đặc biệt, trong 5 phiên giao dịch gần nhất, khối lượng luôn vượt trên 15 triệu cp/ phiên và cao đột biến trong phiên 6/6, xấp xỉ 38,29 triệu cp, hơn gấp đôi khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Giá cổ phiếu tăng đi kèm khối lượng vượt trung bình cho thấy sự quan tâm rất lớn từ nhà đầu tư.
Trong 1 tháng kể từ phiên giao dịch 6/5, khối ngoại đã thực hiện mua ròng hơn 19,8 triệu cp, với giá trị giao dịch khoảng 509 tỉ đồng. Đặc biệt phiên 6/6 họ mua ròng 6,27 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch 191 tỉ đồng.
Về góc độ phân tích kĩ thuật, BSR có thể coi là một trong những cổ phiếu mạnh của thị trường sau đợt điều chỉnh sâu cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Ngày 26/4, VN-Index rơi về ngưỡng 1.261 điểm và tiếp tục giảm sâu hơn xuống 1.156 điểm ngày 17/5. Trong khoản thời gian tương tự, mã BSR tạo đáy một giá 18.800 đồng/cp ngày 26/4 và đáy hai giá 18.100 đồng/cp ngày 13/5, thấp hơn 3,8%.
Như vậy BSR giảm nhẹ hơn thị trường chung trong khoảng thời gian điều chỉnh sâu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đường MA50 thậm chí còn chưa cắt xuống MA200 và không tạo dấu hiệu “Death Cross” giống như VN-Index.
Trong sóng hồi kĩ thuật, BSR tiếp tục thể hiện là một trong những cổ phiếu mạnh mẽ trên thị trường. Hiện VN-Index đang gặp ngưỡng cản mạnh quanh vùng 1,300 điểm, tương ứng với mức Fibonacci 38,2%. Các cây nến thân nhỏ Doji cho thấy sự lưỡng lự và cân bằng giữa bên mua và bên bán.
Trái lại, BSR đã có sự bứt phá, giá cổ phiếu đã vượt rất xa MA20. Các chỉ báo MACD và RSI cũng ủng hộ đà tăng của cổ phiếu khi đường MACD đã cắt lên trên đường signal line, RSI ở ngưỡng 78 chưa rơi vào vùng quá mua.
Nếu chỉ xét thuần về phân tích kĩ thuật, BSR “đánh bại” VN-Index và đem lại hiệu suất đầu tư tới hơn 60% cho những ai nắm giữ cổ phiếu từ vùng đáy ngắn hạn quanh 18.000 đồng/cp.
Vì sao giá cổ phiếu tăng mạnh?
Vậy, điều gì khiến cổ phiếu BSR nổi sóng tăng phi mã thời gian gần đây. Trước tiên, đà tăng của cổ phiếu BSR đi kèm diễn biến tích cực của giá dầu.
Theo Bộ Công Thương, nguồn cung cho thị trường (nhất là khu vực châu Âu) tiếp tục ảnh hưởng từ việc các nước châu Âu đã thống nhất tăng mức cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu tư Nga, trong khi tồn kho dầu thô ở Mỹ vẫn ở mức thấp.
Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài, cộng thêm các nỗ lực đàm phán chưa có tiến triển sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá dầu thế giới. Đồng thời, việc Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19 tại Thượng Hải và Bắc Kinh cũng làm tăng nhu cầu sử dụng mặt hàng này, dẫn tới áp lực tăng giá hiện hữu.
Hợp đồng tương lai dầu Brent hiện đang giao dịch ở ngưỡng 119 USD/ 1 thùng, còn dầu thô WTI là 118 USD/ 1 thùng, vẫn tiếp tục đà tăng ngắn hạn.
Tại Việt Nam, ở kì điều chỉnh gần nhất ngày 1/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh tăng giá xăng dầu: Xăng E5RON92 tăng 602 đồng/lít lên 30,235 đồng/ lít; Xăng RON95-III tăng 921 đồng/ lít lên 31,578 đồng/ lít; Dầu Diesel tăng 841 đồng/ lít lên 26,394 đồng/ lít. N
hư vậy đây là yếu tố tích cực tác động đến kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp nhóm dầu khí như BSR, với đặc điểm hưởng lợi trực tiếp từ việc giá nhiên liệu neo cao trên toàn thế giới.
Theo dõi cho thấy kết quả kinh doanh của BSR cũng rất khả quan. Tính đến hết tháng 5, công ty cho biết các chỉ số sản xuất kinh doanh chính đều vượt kế hoạch đề ra. Sản lượng sản xuất đạt 2,84 triệu tấn và sản lượng tiêu thụ là 2,75 triệu tấn sản phẩm, đạt lần lượt 44% và 42% kế hoạch năm.
Doanh thu 5 tháng đầu năm của BSR đạt trên 65.840 tỷ đồng, đạt 72% mục tiêu năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.764 tỷ đồng, gấp 5,2 lần kế hoạch lợi nhuận cả năm. Ba tháng đầu năm, BSR đạt 34.783 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 2.312 tỷ đồng. Lợi nhuận 5 tháng đầu năm mà BSR đạt được còn vượt cả con số lãi kỷ lục của cả năm 2021 (gần 6.684 tỷ đồng).
Về triển vọng của BSR, Công ty Cổ Phần Chứng khoán An Bình đánh giá nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2022 dự báo tăng trưởng 7% do các hoạt động kinh tế, giao thương đã mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn hiện đang gặp khó khăn, gián đoạn sản xuất sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước. Đây là cơ hội cho BSR nâng cao sản lượng, gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Giá dầu tiếp tục neo cao do sức ép từ căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine chưa kết thúc, nhu cầu tăng khi Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại cũng là yếu tố giúp BSR cải thiện crack spread (chênh lệch giữa giá dầu thô và thành phẩm chiết xuất) và từ đó cả thiện biên lợi nhuận.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/