|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lòng tin của người dân đối với thương mại điện tử vẫn thấp

10:17 | 16/03/2018
Chia sẻ
"Tôi từng trả tiền cho quản trị viên của một nhóm dành cho phụ nữ trên Facebook để đăng bài bán hàng, nhưng suốt một tháng tôi chỉ bán được vài sản phẩm vì ít người tin tôi", chị Trà kể.
lo ng tin cu a nguo i dan do i vo i thuong ma i die n tu va n tha p Startup thương mại điện tử Việt vươn lên trong đấu trường của 'cá mập'

Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2018 diễn ra tại Hà Nội hôm 14/3 với sự hiện diện của những diễn giả đến từ những công ty, tập đoàn có uy tín trong lĩnh vực thương mại điện tử như Vinaphone, Netlink, Mắt Bão, Zalo, Nielsen, Amazon, Vinaphone.

Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương thông báo thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh, trở thành công cụ không thể thiếu của cả giới doanh nghiệp lẫn người dân.

Số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 20%. Riêng trong năm 2017, mức tăng trưởng đạt 25% - thuộc nhóm nhanh trên thế giới.

lo ng tin cu a nguo i dan do i vo i thuong ma i die n tu va n tha p
Các chuyên gia và doanh nhân tọa đàm trong hội thảo "Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2018" tại Hà Nội hôm 14/3. Lòng tin của người dân ở mức thấp là một trở ngại đối với sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Ảnh: Nhạc Dương

Trong khuôn khổ sự kiện, VECOM công bố Chỉ số Thương mại Điện tử 2018 (EBI 2018) để giúp giới doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. EBI 2018 cho thấy thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh nhưng chưa bền vững do lòng tin của người tiêu dùng ở mức rất thấp.

"Tôi từng trả tiền cho quản trị viên của một nhóm dành cho phụ nữ trên Facebook để đăng bài bán hàng, nhưng cả tháng tôi chỉ bán được vài sản phẩm do ít người trong nhóm đó tin tôi", chị Bùi Thanh Trà, một người bán mỹ phẩm trên mạng, kể.

Lê Minh Quốc, một nhân viên ngân hàng, từng đặt mua mũ bảo hiểm xe máy và thẻ nhớ trên một trang thương mại điện tử lớn ở Việt Nam. Nhưng anh gặp sự cố với cả hai mặt hàng.

"Thẻ nhớ lỗi sau khi tôi dùng 2 tuần khiến tôi không thể ghi hay xuất dữ liệu, còn quai của mũ bảo hiểm đứt sau hơn một tháng. Sau đó tôi không bao giờ đặt hàng qua mạng nữa", Quốc nói.

Vương Thùy Liên, nhân viên kế toán của một công ty truyền thông, nói rằng cô và các đồng nghiệp hiếm khi mua hàng trực tuyến.

"Lúc rảnh rỗi vào buổi trưa, chúng tôi thường dạo các cửa hàng quanh chỗ làm để tìm mặt hàng có chất lượng. Bạn bè tôi hay than vãn về những sự cố khi mua hàng trực tuyến nên tôi không chuộng hình thức ấy lắm", Liên nói.

Ngoài lòng tin của người dân ở mức thấp, khoảng cách quá lớn giữa TP Hồ Chí Minh và Hà Nội với các địa phương khác cũng là một trở ngại đối với sự phát triển của thương mại điện tử trong nước.

Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, dữ liệu từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến qua thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.

Trong tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 100 - 200%. Trong lĩnh vực du lịch, tỷ lệ đặt phòng qua đại lý du lịch trực tuyến tăng mạnh, đạt mức 30%. Nếu kết hợp với đà tăng trưởng 2 chữ số về doanh thu của du lịch, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trực tuyến có thể đạt trên 50%.

lo ng tin cu a nguo i dan do i vo i thuong ma i die n tu va n tha p
Dịch vụ giao hàng bằng thiết bị bay tự động của Amazon. Ảnh: Amazon

Dữ liệu thống kê cho thấy, 54 triệu người Việt sử dụng internet và con số ấy có thể tăng lên tới 59 triệu người, chiếm 60% dân số vào năm 2020. Hiện 91% người dân đã sử dụng điện thoại thông minh; trong đó, số lượng người ở nông thôn là gần 80%. Người Việt Nam đang vào internet trung bình 25 giờ/tuần. Người đại diện của Nielsen cũng cho biết thu nhập của người Việt Nam liên tục tăng, trong khi cuộc sống ngày càng bận rộn, do đó xu hướng thương mại điện tử sẽ ngày càng tăng cao. Yếu tố mà người tiêu dùng cần là phong cách bán hàng chuyên nghiệp, coi trọng chữ tín.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch VECOM cho biết, tập đoàn thương mại điện tử Amazon sẽ chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 3. Theo ông, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa sẽ là mục tiêu đầu tiên của Amazon. Tập đoàn từ Mỹ sẽ khởi động một chương trình hợp tác cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Chiến lược của Amazon gồm 2 bước -: xuất khẩu hàng hóa qua biên giới và nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Người tiêu dùng muốn mua hàng trên Amazon, trong khi Amazon cũng muốn tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán hàng. Vì thế, họ muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu trên Amazon.

Tổng thư ký VECOM, ông Trần Trọng Tuyến, nhận định việc Amazon cung cấp dịch vụ tại Việt Nam là tín hiệu tốt cho thị trường thương mại điện tử. Với sự hiện diện của Amazon, thị trường sẽ cạnh tranh hơn và người dân sẽ thuận tiện hơn trong mua bán hàng hóa.

“Sự tham gia của Amazon sẽ thúc đẩy thị trường phát triển. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cạnh tranh để phát triển hệ sinh thái, giải pháp bán hàng, giao vận. Đặc biệt, người dân sẽ có cơ hội mua hàng với giá cạnh tranh hơn, thuận tiện hơn”, ông Trần Trọng Tuyến đánh giá. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng, các trang thương mại điện tử sẽ tiếp tục cuộc đua khuyến mãi, giảm giá sản phẩm, miễn phí giao hàng… Với sự xuất hiện của Amazon, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay cấn nhưng lành mạnh từ các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Nhạc Dương