Loạt tên tuổi lớn làng dầu thế giới để mắt đến Lọc Hóa dầu Bình Sơn
Đấu giá lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ diễn ra ngày 17/1/2018 | |
IPO gần 241,6 triệu cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn giá khởi điểm 14.600 đồng/cp, bán 49% vốn cho NĐT chiến lược |
Theo phương án cổ phần hoá vừa được Chính phủ thông qua, ngày 17/1/2018, Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).
"BSR bán đấu giá công khai lần đầu (IPO) 7,79% vốn điều lệ tương đương 242 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.600 đồng/cp. Dự kiến lần IPO này, BSR này thu về cho nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng. Giai đoạn tiếp theo, BSR sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 49% thu về cho nhà nước gần 1 tỷ USD", lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết.
Theo phương án cổ phần hoá BSR được Chính phủ phê duyệt ngày 8/12/2017, vốn điều lệ BSR 31.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 43% vốn điều lệ (tương đương 1,3 tỷ cổ phần). BSR bán ưu đãi cho người lao động 0,21% vốn điều lệ (6,4 triệu cổ phần) và bán cho nhà đầu tư chiến lược 49% vốn điều lệ (1,5 tỷ cổ phần).
Cổ phần hóa Lọc dầu Bình Sơn sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 1 |
Loạt tên tuổi lớn làng dầu thế giới để mắt đến Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ông Trần Ngọc Nguyên - Tổng giám đốc BSR cho biết, sau khi gửi thư mời tìm đối tác chiến lược, công ty nhận phản hồi và làm việc trực tiếp với 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác, là các tập đoàn lớn muốn tham gia làm đối tác chiến lược trong những tháng cuối năm 2017. Trong đó, có hai công ty nước ngoài kinh doanh lĩnh vực hóa dầu định mua tối đa cổ phần cho phép (ở mức 49%), gồm World Petro (Mỹ) và MacronPetro Petroleum (châu Phi).
Vào ngày 7/11/2017, Tập đoàn Năng lượng Repsol (Tây Ban Nha) đến tìm hiểu BSR. Đây là công ty có năng lực lọc dầu đạt khoảng 890 nghìn thùng/ngày, Repsol chiếm 58% sản lượng toàn Tây Ban Nha và có dự án dầu khí ở 37 quốc gia. Trong đó, lĩnh vực lọc hóa dầu của Repsol đang phát triển mạnh ở Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc và Mexico.
Sau Repsol, đoàn đại biểu thuộc Hội đồng Dầu khí các Quốc gia Đông Nam Á tham quan NMLD Dung Quất và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư với BSR. Tại buổi họp, các thành viên ASCOPE đã thảo luận về nội dung và kế hoạch hoạt động của các tiểu ban trong công tác tìm kiếm thăm dò khí, khai thác dầu thô, chính sách nghiên cứu, xây dựng năng lực của BSR sau khi nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất và tái cấu trúc khi doanh nghiệp thực hiện IPO.
Cùng đó, Công ty Kevcomp (Hoa Kỳ) đã có buổi tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Kevcomp là công ty có thế mạnh trong việc cung cấp phần mềm quản lý an toàn quy trình vận hành nhà máy lọc dầu, hóa chất; quản lý chuỗi cung ứng trong thương mại…
Cuối năm ngoái, Rosneft - nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Pcông ty lớn nhất của Thái và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Kuwait đã đánh tiếng mua cổ phần của Dung Quất.
“Chúng tôi vẫn cân nhắc, chứ chưa chọn ra đối tác chiến lược chính thức”, ông Nguyên cho biết.
BSR đang cân nhắc đối tác chiến lược |
Nhà đầu tư chiến lược phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 10.000 tỷ đồng
Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn với tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ theo quy định.
Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng các tiêu chí như: Có năng lực tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất đã kiểm toán tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; có vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính kiểm toán tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm chào bán tối thiểu là từ 10.000 tỷ đồng trở lên.
Đồng thời, Lọc hoá dầu Bình Sơn sẽ ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm vận hành nhà máy lọc dầu và/hoặc có tiềm lực về thị trường/có hệ thống phân phối xăng dầu để hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phẩn hóa.
Thời hạn hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59 của Chính phủ. Trong trường hợp việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược có vướng mắc, không thể hoàn thành trong 3 tháng theo quy định, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tăng công suất thêm 30%
Trong 10 tháng đầu năm 2017, doanh thu của BSR đạt 63.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 7.440 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE là 16,09%; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là 10,07%; tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA là 9,1%.
BSR đang kế hoạch nâng cấp mở rộng (NCMR) NMLD Dung Quất (hoàn thành vào năm 2021) sẽ nâng công suất của nhà máy thêm 30%, đạt mức 8,5 triệu tấn/năm, nâng chất lượng sản phẩm đạt mức tiêu chuẩn EURO IV, V.
Sau nâng cấp mở rộng, nguồn khí và dầu thô của BSR được đảm bảo ổn định. Theo kế hoạch từ năm 2023 - 2025 với tiềm năng của mỏ khí Cá voi xanh, sẽ có từ 1 - 1,7 tỷ m3 khí đưa vào làm hoá dầu tại nhà máy. Với dầu thô, BSR đã ký hợp tác cung cấp dầu thô với Socar và Glenco của Singapore. Sản phẩm do BSR sản xuất sẽ được bao tiêu sản phẩm lâu dài, thể hiện qua việc BSR ký hợp tác với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Theo BSR, mức độ tiêu dùng sản phẩm hóa dầu của Việt Nam hiện đang khá thấp. Lấy mức tiêu thụ sản phẩm hóa dầu tính trên đầu người của Mỹ là 100 vào năm 2015, mức tiêu thụ của Việt Nam là 7,6; thấp hơn nhiều so với mức 30, 8 của Thái Lan và 14,4 của Trung Quốc.