|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Loạt cổ phiếu ngân hàng âm thầm vượt vùng đỉnh thiết lập khi VN-Index 1.200 điểm, NĐT nên quên đi chỉ số?

17:31 | 18/09/2020
Chia sẻ
Mặc dù VN-Index vẫn còn cách khá xa so với cùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm vào tháng 4/2018, nhưng nhiều bluechip nhóm ngân hàng đã vượt xa mức thị giá ghi nhận thời điểm đó. Điển hình trong đó là ba cổ phiếu VCB, SHB và VIB.

Với nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khoảnh khắc VN-Index lao dốc ngay sau khi vượt vùng đỉnh 1.200 điểm vào tháng 4/2018 khiến tài sản bốc hơi không thể quên trong kí ức đầu tư. 

Nhịp lao dốc của thị trường thời điểm đó ghi nhận đà rơi của hàng loạt nhóm ngành, trong đó không thể không nhắc đến các cổ phiếu "hot" nhóm ngân hàng như CTG, BID, HDB, VPB, SHB.

Tháng 4/2018, cổ phiếu HDB của HDBank từng có thị giá vượt mức 50.000 đồng/cp. Thị giá cổ phiếu BID, VPB đều hơn 40.000 đồng/cp. 

Sóng cổ phiếu "vua" dẫn đến việc "nước lên, thuyền lên", hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá mạnh đầu năm 2018 ngay cả cổ phiếu ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu với tỉ lệ nợ xấu cao như STB, NVB.

Song, khi thị trường lao dốc thì cổ phiếu nhóm ngân hàng là các mã giảm giá mạnh nhất. Là nhóm vốn hóa đứng đầu thị trường, nhóm ngân hàng cũng là nhân tố chính khiến VN-Index lao dốc thời điểm đó.

Không ít nhà đầu tư "kẹp hàng" vì nắm giữ cổ phiếu ngân hàng trong thời điểm thị trường tăng nóng vào quí I/2018 và không chấp nhận cắt lỗ. Có thể nhà đầu tư này kì vọng thị trường một thời điểm nào đó sẽ tăng mạnh như đầu năm 2018 để họ có thể bán ra, thậm chí có thể chốt lời sau nhiều năm nắm giữ.

Đó là với những NĐT nắm giữ trước đó. Còn với những nhà đầu tư lướt sóng, một phép so sánh thường được áp dụng đó là tương quan mức giá của cổ phiếu với chỉ số thị trường. Đơn cử, nhà đầu tư so sánh thị giá cổ phiếu ngân hàng tại thời điểm VN-Index 800 điểm với 1.200 điểm. Liệu rằng phép so sánh trên có đem lại thông tin gì trong quyết định giao dịch của nhà đầu tư?

Loạt cổ phiếu ngân hàng ầm thầm vượt vùng đỉnh thiết lập khi VN-Index 1.200 điểm, NĐT nên quên đi chỉ số? - Ảnh 1.

Diễn biễn giá cổ phiếu ngân hàng đóng cửa phiên 18/9 và thời điểm đầu tháng 4/2018. Nguồn: VNDirect

Theo quan sát, sau gần 2 năm rưỡi mà VN-Index rời ra mốc 1.200 điểm, nhiều cổ phiếu ngân hàng vẫn còn có giá thấp hơn đáng kể so với vùng đỉnh thiết lập vào đầu tháng 4/2018.

Nếu tạm tính với mức đóng cửa 900 điểm của VN-Index, chỉ số có mức giảm khoảng 25% so với vùng đỉnh thiết lập đầu tháng 4/2018.  

Nhưng nhiều cổ phiếu ngân hàng có mức giảm mạnh hơn. Đơn cử, mã VPB của Ngân hàng VPBank giảm giá 44,67% so với mức giá đầu tháng 4/2018, hiện ở 23.250 đồng/cp. Mã CTG của VietinBank cũng giảm 28,73% xuống còn 25.800 đồng/cp. Tích cực hơn, cổ phiếu BID của BIDV cũng giảm giá 5,76%.

Không còn tăng đồng loạt như nhịp sóng ngân hàng vào quí I/2018, nhóm ngân hàng phân hóa mạnh và nhiều mã đã âm thầm vượt vùng đỉnh thiết lập đầu tháng 4/2018. 

Chẳng hạn, cổ phiếu VCB của VietcomBank tăng gần 15% so với đầu tháng 4/2018. Ghi nhận mức tăng mạnh hơn, mã SHB của Ngân hàng SHB tăng giá gần 35%. Đáng chú ý, đầu tháng 4 năm nay, thị giá cổ phiếu SHB tiệm cận ngưỡng 18.000 đồng/cp, tương ứng mức tăng 66% so với thời điểm tháng 4/2018. 

Đóng cửa phiên giao dịch 18/9, cổ phiếu VIB ở 25.000 đồng/cp, vượt vùng đỉnh thiết lập trong quí I/2018. Đáng nói, đây cũng là vùng giá cao nhất của cổ phiếu VIB kể từ khi giao dịch trên thị trường UPCoM.

Như vậy, đã có ba cổ phiếu có thị giá vượt vùng đỉnh thiết lập khi VN-Index vượt 1.200 điểm vào tháng 4/2018. Mặc dù, SHB là cổ phiếu được tính trong rổ chỉ số HNX-Index hay VIB là cổ phiếu thành phần của UPCoM-Index. Nhưng việc lấy VN-Index là để phản ánh thị trường chung cũng không quá nhiều khác biệt.

Mở rộng, theo thống kê của người viết tại thời điểm cuối tháng 8 (VN-Index khoảng 870 điểm), sàn HOSE có 159 mã cổ phiếu có thị giá vượt vùng đỉnh thiết lập khi VN-Index vượt 1.200 điểm vào phiên 9/4/2018. Trong số đó, có đến 23 cổ phiếu có giá tăng hơn 100%, 51 cổ phiếu có giá tăng hơn 50%. Trên sàn HNX, số cổ phiếu tăng giá so với thời điểm trên là 156 cổ phiếu.

Từ câu chuyện cổ phiếu ngân hàng âm thầm vượt đỉnh, câu hỏi liệu rằng việc nhà đầu tư so sánh mức VN-Index 900 điểm, 1.000 điểm hay 1.200 có ý nghĩa trong quyết định giao dịch. Thay vào đó nhà đầu tư nên ưu tiên quan tâm đến diễn biến giá cổ phiếu hơn là thị trường chung?


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Linh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.