|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Rà soát việc thành lập Liên minh Blockchain Việt Nam

14:16 | 30/06/2022
Chia sẻ
Trong thông báo của Bộ Nội Vụ, lĩnh vực công nghệ số và blockchain nằm ngoài phạm vi hoạt động của Hội Truyền thông số Việt Nam, đơn vị chủ quản của Liên minh Blockchain Việt Nam.

 Sự kiện ra mắt Liên minh Blockchain Việt Nam của Hội Truyền thông số Việt Nam. (Ảnh: VBU).

Ngày 27/6, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản gửi tới Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), đơn vị chủ quản Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU) sau khi Bộ tiếp nhận đơn phản ánh từ ông Đinh Lê Tuấn Anh (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Bộ đã chuyển toàn bộ đơn kiến nghị, phản ánh của ông Tuấn Anh để Ban Kiểm tra VDCA xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ cùng Bộ Thông tin & Truyền thông trước ngày 30/7.

Bộ Nội vụ cho biết về việc Hội Truyền thông số Việt Nam thành lập Câu lạc bộ Liên minh Blockchain VIệt Nam, tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của VDCA được Bộ Nội vụ phê duyệt kèm Quyết định số 2587/QĐ-BNV ngày 25.9.2017 về phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội quy định: "Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực truyền thông số", không có nội dung quy định Hội được hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, trong đó có công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

Do đó, VDCA được yêu cầu sớm rà soát, báo cáo và cung cấp hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ Nội vụ, bao gồm các nội dung về lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ hoạt động của VBU cùng nhiều thông tin liên quan.

Theo thông báo của Bộ Nội Vụ, Hội Truyền thông số Việt Nam không được phê duyệt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt là công nghệ chuỗi khối (blockchain). Do đó, việc thành lập Liên minh Blockchain Việt Nam và tham gia các hoạt động liên quan tới công nghệ chuối blockchain là nằm ngoài phạm vi hoạt động của Hội Truyền thông số Việt Nam.

Ngày 21/4, tại Hà Nội, Liên minh Blockchain Việt Nam (Vietnam Blockchain Union- VBU) thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam đã chính thức ra mắt. Theo giới thiệu, Liên minh Blockchain Vietnam ra đời với sứ mệnh kết nối cộng đồng Blockchain và tư vấn, góp phần tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, khung pháp lý về blockchain, tài sản số, tiền số tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

VBU đặt ra nhiệm vụ là tập hợp các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư và xây dựng chính sách Blockchain nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, giải pháp hướng tới mục tiêu ứng dụng hiệu quả công nghệ này vào phát triển nền kinh tế số Việt Nam, đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

VBU ban đầu có tên là Câu lạc bộ Blockchain (BCU) theo Quyết định thành lập số 46/QĐ-HTTS ký ngày 26/12/2021 do ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam ký tên và đóng dấu.

Hai ngày trước khi Liên minh của VCDA ra mắt tại TP HCM một tổ chức khác cùng tên là Liên minh Blockchain Việt Nam - Vietnam Blockchain Union (VBU) cũng đã được ra mắt với tên đầy đủ pháp nhân trên giấy đăng ký kinh doanh là Công ty TNHH Liên minh Blockchain Việt Nam. Dù ra mắt cùng thời điểm nhưng tính đến nay, cả hai tổ chức vẫn chưa có bất cứ hoạt động cụ thể nào.

Trong khi đó, hôm 17/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (hay Hiệp hội Blockchain Việt Nam) chính thức ra mắt. Hiệp hội Blockcham Việt Nam được cho phép thành lập theo quyết định được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4. Theo giới thiệu, đây là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đáng chú ý, Hiệp hội Blockchain Việt Nam ngay lập tức đã bắt tay vào tổ chức sự kiện Vietnam NFT Summit 2022 tại Hà Nội vào hôm 4/6 với sự tham gia của CEO Binance, CZ trong các phiên đối thoại với giới công nghệ Blockchain Việt Nam, cùng chia sẻ góc nhìn về tương lai công nghệ trong tiến trình chuyển đổi số toàn cầu, cơ hội của Việt Nam trong làn sóng công nghệ mới.

Doanh Chính

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.