Làm cao tốc Bắc-Nam sẽ tác động đến việc hoàn vốn BOT Quốc lộ 1
13.000 tỷ đồng vốn tự có làm cao tốc Bắc Nam: Làm sao để tránh nhà thầu 'tay không bắt giặc'? | |
Bộ Tài chính lo không đủ tiền làm cao tốc Bắc-Nam |
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo quý 1 của Bộ Giao thông Vận tải vào chiều nay (29/3).
Phương tiện lưu thông trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) |
Theo Thứ trưởng Đông, trong quá trình đàm phán mở rộng BOT Quốc lộ 1 đều có các điều khoản hợp đồng, thậm chí có dự trù trong phương án tài chính phân tải lưu lượng xe. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải luôn kiểm nghiệm, cập nhật bằng thực tế thời gian dự án đưa vào khai thác, lưu lượng xe hiện tại để “chốt” lại phương án tài chính của 2 dự án song hành.
“Phương án lưu lượng xe phân sang cao tốc chỉ là một phần và không vượt quá ngưỡng thu phí hoàn vốn, nhanh nhất phải 3-4 năm nữa mới có các dự án cao tốc song hành Quốc lộ 1,” ông Đông nói.
Liên quan đến các việc gần đây một số địa phương có đề xuất Bộ Giao thông Vận tải mua lại một số trạm BOT do chủ đầu tư khó khăn trong việc thu hồi vốn, Thứ trưởng Đông khẳng định “Nhà nước sẽ hết sức khó khăn trong việc bố trí nguồn tiền mua lại các trạm BOT như trạm Thanh Nê (Thái Thụy, Thái Bình)”.
Theo Thứ trưởng, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ký với các nhà đầu tư theo điều kiện hợp đồng BOT chỉ có thể rà soát lại hợp đồng để tính toán thời gian thu phí nhằm đẩm bảo các điều kiện tương ứng.
“Đối với việc xóa trạm Thanh Nê bằng cách kéo dài thời gian thu gộp ở trạm Tân Đệ (Thái Bình), Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Quốc Hội, Chính phủ không làm “đường một nơi, đặt trạm thu giá một nẻo’ nên không có chuyện lấy trạm Tân Đệ để hoàn phí cho Thanh Nê. Như thế là không hợp lý,” Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Liên quan đến phương án trạm BOT Cai Lậy, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải tiết lộ, mới đây Chính phủ tiếp tục giao Bộ làm lại phương án và Bộ cũng đã trình phương án mới. Tới đây, Chính phủ sẽ họp bàn để đưa ra quyết định phương án./.