Lai lịch bí ẩn của công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì mua dầu của Iran
Ảnh: CNN.com
Mặc dù vậy, Zhuhai Zhenrong là một công ty nổi tiếng trong làm ăn với Iran. Công ty được thành lập vào giữa những năm 1990 bởi một thương nhân huyền thoại người Trung Quốc - Yang Qinglong - với sự hỗ trợ từ quân đội Trung Quốc.
Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã nhập dầu từ Iran vào thời điểm đó để đổi lấy vũ khí trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, trong giai đoạn 1980-1988.
Đầu năm 2012, khi chính quyền Obama áp vòng trừng phạt đối với Iran, Zhenrong đã bị đưa vào tầm ngắm đến vì liên quan đến việc bán xăng cho quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.
Sau đó, Zhenrong tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Iran, bất chấp lệnh trừng phạt, phớt lờ nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế giao dịch và cô lập Iran do tham vọng hạt nhân của nước này.
Các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được dỡ bỏ vào năm 2015 khi Tehran đồng ý thỏa thuận về chương trình hạt nhân của nước này, nhưng chính quyền Trump lại phục hồi lệnh trừng phạt kể trên hồi năm ngoái. Vào tháng 5, Mỹ đã chấm dứt quyền miễn trừ cho phép một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, tiếp tục mua một số dầu thô của Iran.
Dù vậy, Zhenrong vẫn tiếp tục mua dầu từ Iran. Công ty này đã nhập khẩu trung bình 156.000 thùng/ngày từ Iran trong năm tháng đầu tiên, so với khoảng 106.000 thùng/ngày trong năm 2018 và 157.000 thùng/ngày trong năm 2017, theo ước tính của nhà tư vấn công nghiệp SIA Energy.
Nhập khẩu dầu của Zhenrong (thùng/ngày) từ Iran. Ảnh: Bloomberg
Khi công bố lệnh trừng phạt vào ngày 22/3, bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Zhenrong “đã cố tình tham gia vào một giao dịch mua dầu thô lớn từ Iran" sau khi các lệnh hạn chế hoàn toàn có hiệu lực từ ngày 2/5. Những thông tin ít ỏi về Zhenrong chỉ làm tăng thêm sự bí ẩn xung quanh công ty này.
Ngay cả khi Zhuha Zhenrong được sáp nhập với một công ty nhà nước khác - Nam Kwong Group - vào năm 2015, có rất ít thông tin chi tiết được công bố, ngoài một tuyên bố chính thức về việc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phê duyệt để bắt đầu quá trình tái cơ cấu.
Nhưng Nam Kwong - nhà cung cấp năng lượng lớn nhất tại Macau - cho biết trong một tuyên bố vào ngày 23/7 rằng họ đã tách ra khỏi Zhuhai Zhenrong vào tháng 9 năm 2018.
Các công ty Trung Quốc đã được biết đến với việc thực hiện các giao dịch trao đổi để thanh toán các khoản nợ dầu với Iran, hoặc thực hiện thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ cho các tài khoản ký quỹ tại các ngân hàng Trung Quốc, tránh sử dụng USD và hạn chế tác động của các lệnh trừng phạt.
Hồi tháng 5 năm nay, FGE dự báo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu khoảng 260.000 thùng dầu/ngày và khí ngưng tụ của Iran trong những tháng tới. Hơn 70% trong số đó có thể sẽ được mua bởi Zhenrong, cũng theo FGE.
Khi thông báo về các biện pháp trừng phạt mới vào ngày 22/7, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho biết họ cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên giám đốc điều hành của công ty, bà Li Youmin.
Người ta cũng biết rất ít về bà Li. Bà gia nhập Zhuhai Zhenrong sau khi tốt nghiệp, theo trang cá nhân của bà trên trang web của một tổ chức cựu sinh viên của Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc - Châu Âu tại Thượng Hải. Bà từ chối bình luận khi Bloomberg tiếp cận vào ngày 23/7.
Trang web của Zhuhai Zhenrong có vẻ không hoạt động và cũng không ai trả lời các cuộc gọi đến số điện thoại tại văn phòng của công ty ở Bắc Kinh.
Công ty có doanh thu là 28,9 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4,2 tỷ USD) trong năm 2016, trở thành công ty lớn thứ 494 của Trung Quốc, theo bảng xếp hạng được biên soạn bởi Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc và Hiệp hội Giám đốc Doanh nghiệp Trung Quốc.
Công ty đã không được đưa vào danh sách năm 2017, vốn là bảng xếp hạng gần nhất, có nghĩa là công ty đã bị loại khỏi top 500.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã leo thang kể từ khi Nhà Trắng rút lui khỏi thỏa thuận nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran, và áp dụng các biện pháp trừng phạt. Vào ngày 23/7, Trung Quốc, nước đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, đã lặp lại những lời chỉ trích đối với các hạn chế kể trên.
Cụ thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - ông Hua Chunying (Hứa Chấn Anh) - gọi chúng là vi phạm luật pháp quốc tế.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/