|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế vùng: Dàn hàng ngang thì không bao giờ tiến được

02:00 | 09/06/2020
Chia sẻ
Trao đổi với Tiền Phong về câu chuyện “phân vùng để làm gì”, GS.TSKH Nguyễn Quang Thái (ảnh), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng, các cơ quan chức năng cần kiến nghị thêm về cơ chế điều hành, điều tiết trong các vùng; tất cả dàn hàng ngang thì không bao giờ tiến nhanh được.
Kinh tế vùng: Dàn hàng ngang thì không bao giờ tiến được - Ảnh 1.

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái

Quy hoạch không phải vẽ cho đẹp

 Khi thảo luận về phương án phân vùng mới đây, ông đã đặt ra vấn đề “phân vùng để làm gì”, vậy thực chất việc phân lại vùng hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái: Phân vùng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo mối liên kết, tận dụng các lợi thế của các địa phương để cùng tạo ra các giá trị thặng dư, thúc đẩy phát triển nhanh hơn. 

Việc phân vùng ở nước ta đã được thực hiện từ lâu song hoạt động lỏng lẻo, thiếu sự liên kết nên không hiệu quả. Bên cạnh đó, thể chế, chính sách, pháp luật cho vùng hoạt động cũng chưa có nên đôi khi quy hoạch chỉ là sự cộng dồn của các địa phương.

Như thế, nếu làm quy hoạch, phân vùng xong mà chỉ để “xuân thu nhị kỳ” họp và cộng số liệu, hứa hẹn, vui vẻ với nhau nhưng không có thể chế nào để liên kết vùng thì rõ ràng không có ý nghĩa gì. 

Cần phải có cơ chế, thể chế để điều hành vùng. Không phải quy hoạch để vẽ cho đẹp mà không có ai điều hành, điều tiết.

Vậy theo ông, có cách nào để vùng không còn bị ví như là “câu lạc bộ vui vẻ”?

Đây là câu hỏi lớn, và để trả lời được thì phải sửa đổi các quy định có liên quan. Hiện nay, trong Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương rồi cả Luật Ngân sách Nhà nước đều không đặt ra vấn đề tổ chức vùng. 

Thế nên khi thảo luận về nội dung này tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì, tôi đặt vấn đề là “phân vùng để làm gì?”.

Phân vùng mà thể chế không có, tổ chức không có, ngân sách cũng không có nốt thì hoạt động kiểu gì? Khi đó, các thành viên trong vùng có họp cũng chỉ là để gặp mặt nhau thôi. Còn như Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói cũng chỉ như “câu lạc bộ vui vẻ thôi”, không giải quyết được gì cả. 

Không có tổ chức, liên kết vùng, thì chỉ câu chuyện nhỏ về đốt rơm rạ gây khói bụi thôi giữa các tỉnh cũng khó giải quyết rồi.

Kinh tế vùng: Dàn hàng ngang thì không bao giờ tiến được - Ảnh 2.

Chi tiết phân vùng theo phương án 2 do Bộ KH&ÐT đề xuất. Ðồ họa: Linh Anh.

Nghiên cứu lập Hội đồng vùng để tạo sự liên kết

Kinh nghiệm ở các nước về phân vùng và hoạt động của vùng ra sao, thưa ông?

Ở các nước, vùng rất quan trọng. Nhiều nước có hội đồng vùng và hoạt động rất hiệu quả, tạo sự liên kết giữa các địa phương trong vùng. Như ở Pháp có chính quyền vùng, họ có tổ chức, có ngân sách để hoạt động.

Ví dụ như khi quy hoạch phát triển giao thông, hội đồng vùng xem xét để tạo ra sự liên kết giữa các địa phương trong vùng. Ông chủ tịch hội đồng vùng do tổng thống chỉ định và coi như đại diện của chính quyền trung ương ở vùng đó. Vì thế, các quyết định của hội đồng vùng đưa ra không bị ảnh hưởng, chi phối bởi bất kỳ địa phương nào trong vùng.

Trong bối cảnh hiện nay, theo ông, cần có cơ chế gì để vùng có được sự liên kết, tạo động lực phát triển cho các địa phương trong khu vực?

Muốn tạo ra hiệu quả cho vùng thì phải đổi mới, sửa đổi các thể chế có liên quan. Trong Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua đã đồng ý có khái niệm vùng, quy hoạch vùng.

Tuy nhiên, trong Hiến pháp, rồi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách Nhà nước chưa đề cập đến vùng. Vì thế, nhân quy hoạch về phân vùng này thì cần kiến nghị thêm về cơ chế điều hành, điều tiết trong các vùng. Đặc biệt có thể kiến nghị, thí điểm thành lập Hội đồng vùng.

Cảm ơn ông.

"Hiện nay, vì không có tổ chức nên cách thức hoạt động vùng chỉ là cử các ông chủ tịch tỉnh làm chủ tịch luân phiên, không bảo đảm được sự gắn kết, hiệu quả.

Vùng có họp hành, gặp mặt thì cũng chỉ là cộng số liệu, hứa hẹn, vui vẻ với nhau, chứ ý nghĩa liên kết để tạo ra động lực phát triển là rất hạn chế. Vùng mà tất cả cứ dàn hàng ngang mà tiến thì không bao giờ tiến được". GS.TSKH Nguyễn Quang Thái


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Văn Kiên

Tổng Giám đốc VSDC: Chứng khoán Việt Nam đang chơi ở sân chơi nhỏ hẹp hơn so với hạng cân
Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025, bà Tạ Thanh Bình, Tổng Giám đốc VSDC, đã chia sẻ về câu chuyện quản lý và triển khai các chính sách của thị trường chứng khoán Việt Nam.