|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế châu Âu đón nhận thêm dấu hiệu kém sáng

13:31 | 17/08/2019
Chia sẻ
6/2019 không phải giai đoạn “sáng” đối với nền kinh tế Eurozone. Đáng lưu ý là việc Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 14/8 công bố số liệu cho hay, kinh tế Đức đã sụt giảm 0,1% trong quý II/2019, sau khi tăng 0,4% trong quý I/2019.
Kinh tế châu Âu đón nhận thêm dấu hiệu kém sáng - Ảnh 1.

Các đồng tiền giấy euro tại ngân hàng ở Lille, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tháng 6/2019 ghi nhận mức thặng dư thương mại hàng hóa 20,6 tỷ euro (22,8 tỷ USD) với phần còn lại của thế giới, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Eurozone sang phần còn lại của thế giới trong tháng 6/2019 đạt 189,9 tỷ euro (210,8 tỷ USD), giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Giá trị nhập khẩu hàng hóa của khu vực này từ phần còn lại của thế giới trong tháng 6/2019 đạt 169,3 tỷ euro, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Eurozone bao gồm các nước Bỉ, Đức, Estonia, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Cyprus, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia, Slovakia và Phần Lan.

Ba tháng 4-6/2019 không phải giai đoạn “sáng” đối với nền kinh tế Eurozone. Đáng lưu ý là việc Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 14/8 công bố số liệu cho hay, kinh tế Đức đã sụt giảm 0,1% trong quý 2/2019, sau khi tăng 0,4% trong quý 1/2019.

Số liệu này cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trước những căng thẳng thương mại, cũng như làm dấy những tranh luận về tình hình tăng chi tiêu công ở Đức, đồng thời đưa nước này “gia nhập” nhóm các quốc gia châu Âu đang trong tình cảnh kinh tế trì trệ.

Số liệu chính thức của Eurostat công bố hôm 14/8 cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế của Eurozone chậm lại mức 0,2% trong quý 2/2019, sau khi ghi nhận mức tăng 0,4% trong quý 1/2019.

Tháng 6/2019 ghi nhận sản lượng công nghiệp được điều chỉnh theo mùa của Eurozone và EU giảm lần lượt 2,6% và 1,9% so với cùng kỳ năm 2018. Các số liệu trên cho thấy tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại đang lan rộng.

Trước đó, theo một cuộc khảo sát do công ty dữ liệu tài chính IHS Markit tiến hành, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Eurozone đã giảm từ 52,2 điểm trong tháng Sáu xuống 51,5 điểm trong tháng Bảy.


K.Dung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.