Kiểm soát nội bộ rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Ảnh minh họa
Ngày 5/3/2019, Phòng thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt nam) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên nhằm hoàn thiện xây dựng Dự thảo Báo cáo nghiên cứu "Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị".
Đáng chú ý, hội thảo diễn ra vào thời điểm Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sắp chính thức có hiệu lực (tháng 7/2019), mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài Nhà nước (Khu vực doanh nghiệp).
Theo kết quả nghiên cứu thu được từ 239 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát và 40 doanh nghiệp tham gia vào các cuộc phỏng vấn sâu đã cho thấy một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp còn hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về khái niệm kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử.
Cụ thể có nhiều doanh nghiệp cho rằng kiểm soát nội bộ chỉ đơn thuần là trách nhiệm của kiểm soát viên nội bộ chứ không phải là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Trong số đó, chỉ có 50%-60% doanh nghiệp cho thấy họ hiểu rõ về kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử cũng như vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Xét trên thực tế hiện nay, trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh , các biện pháp không chính thức và làm ăn dựa trên mối quan hệ thân quen được sử dụng khá rộng rãi và chiếm tỉ trọng khá lớn.
Cụ thể, theo khảo sát của các chuyên gia, chi phí không chính thức được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 25% đến 30% trong các giao dịch kinh doanh. Bên cạnh đó, 1/3 số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không bao giờ áp dụng phương thức đấu thầu mua sắm cạnh tranh. Các hoạt động bất thường trong mua sắm, bán hàng đều chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát và điều này được cho rằng là nguy cơ tác động đáng kể tới tính liêm chính trong kinh doanh.
Đối với hoạt động mua sắm, các thực tiễn chưa tốt như "đặt hàng không theo nhu cầu" , " đặt hàng không đúng chất lượng", " hồ sơ báo giá bị can thiệp làm mất tính khách quan" chiếm khoảng 10%.
Tương tự, trong hoạt động bán hàng, có từ 11% đến 16% doanh nghiệp tham gia khảo sát (tương đương 24% - 34% doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát) đã nhận ra các bất thường này một cách rõ ràng như "lập hóa đơn sai", " Bán hàng không theo đúng chính sách của doanh nghiệp", "giao hàng không đúng như cam kết trong hợp đồng".
Đáng báo động hơn là các bất thường trong quản lí nhân sự có khoảng 27% - 38% người trả lời cho biết họ có biết các hoạt động như " thực hiện không đầy đủ các khoản phải nộp cho người lao động", " Chưa tuân thủ pháp luật về lao động trong ký kết và thực hiện hợp đồng" và " tuyển dụng dựa phần lớn vào quen biết, quan hệ hơn là năng lực".
Ông Brook Horowitz, Giám đốc điều hành Diễn đàn các Nhà lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế - IBLF Global - Thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ tại hội nghị. (Ảnh: Quang Hưng)
Kết quả nghiên cứu phần nào đã phản ánh rõ những mặt hạn chế hay thậm chí không hiệu quả trong công tác quản lí nói chung. Ngoài ra, tại các công ty có quy mô lớn, vai trò của ban kiểm soát hoạt động còn khá hình thức, chưa thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ yêu cầu cao về tính độc lập mà thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào hội đồng quản trị và ban điều hành vì cho rằng ban kiểm soát vẫn là cấp dưới.
Các báo cáo vi phạm trong quản trị doanh nghiệp vừa qua đã phần nào khẳng định hầu hết các vụ việc liên quan gần đây xảy ra là hậu quả của năng lực kiểm soát nội bộ và sự tuân thủ bộ quy tắc ứng xử còn yếu kém, thiếu minh bạch.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh" Khi các hệ thống kiểm soát và tuân thủ của doanh nghiệp không được áp dụng hoặc không thực hiện đúng chức năng thì các hành vi xấu dễ có cơ hội nảy sinh trong các công ty và vượt ra ngoài biên giới thông qua các chuỗi cung ứng , đầu tư và thương mại toàn cầu. Sự lãnh đạo đúng đắn, các hệ thống tuân thủ kiểm soát rủi ro tham nhũng và việc quản trị, giám sát bằng qui định rõ ràng là những yếu tố quan trọng xây dựng liêm chính doanh nghiệp.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/