|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 4.100 tỷ đồng tuần VN-Index có đáy mới trong năm, tâm điểm KDH, VHM

08:00 | 12/11/2022
Chia sẻ
Khối ngoại bất ngờ chuyển sang trạng thái mua ròng với giá trị 4.122 tỷ đồng trên HOSE trong tuần VN-Index tạo đáy mới, trong đó họ mua ròng 3.504 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

VN-Index tiếp tục có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp với mức giảm 4,27% tương đương 42,62 điểm. Thị trường thế giới diễn ra tích cực trong tuần diễn hình là chỉ số S&P 500 với mức tăng mạnh trên 6% (tính đến phiên ngày 10/11).

Việc chỉ số chứng khoán Việt Nam lệch pha so với các thị trường thế giới đến từ rủi ro mất thanh khoản của một số cổ phiếu bất động sản lớn khi hoạt động bán giải chấp xuất hiện.

Với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, NVL đã để mất 25% trong tuần và trở thành mã lấy đi 7,3 điểm của VN-Index. HPG và EIB là 2 mã tiếp theo ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số, ghi nhận mức giảm mạnh lần lượt 15,4% và 20,5% và ảnh hưởng lần lượt 3,3 điểm và 2,1 điểm.

Chiều hỗ trợ thị trường, các mã dẫn đầu đều là những cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, GAS, VCB và POW, trong đó BID là cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất khi giúp VN-Index tăng 2,8 điểm.

NĐT nước ngoài trở lại mua ròng hơn 4.100 tỷ đồng trên HOSE

Khối ngoại bất ngờ chuyển sang trạng thái mua ròng với giá trị 4.122 tỷ đồng trên HOSE trong tuần VN-Index tạo đáy mới, trong đó họ mua ròng 3.504 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Trong danh mục top10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng trên HOSE, dẫn đầu là cổ phiếu KDH của Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền với giá trị 533 tỷ đồng, trong đó giao dịch chủ yếu ghi nhận trong phiên cuối tuần.

Mới đây Hội đồng quản trị Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền vừa thông qua phương án cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc (Khang Điền nắm 100% vốn) vay vốn và thế chấp tài sản tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Cụ thể, Nhà Khang Điền sẽ bảo lãnh cho Nhà Khang Phúc vay tối đa 1.220 tỷ đồng để thanh toán chi phí nộp tiền thuê đất tối đa là 420 tỷ đồng theo thông báo nộp tiền thuê đất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thanh toán chi phí đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng giai đoạn 1 do Nhà Khang Phúc làm chủ đầu tư tối đa 800 tỷ đồng.

Trở lại với giao dịch của NĐT nước ngoài, dòng tiền ngoại theo sau mua ròng cổ phiếu VHM của Vinhomes với giá trị 296,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, giao dịch tương tự trong tuần cũng được ghi nhận ở một số cái tên thuộc nhóm hóa chất, tài chính ngân hàng như DGC (234,6 tỷ đồng), SSI (189,5 tỷ đồng), VND (175,4 tỷ đồng), BID (159,2 tỷ đồng) và DPM (140,3 tỷ đồng).

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, hoạt động rút vốn không có nhiều điểm nhấn khi không có mã nào ghi nhận giá trị rút ròng hơn trăm tỷ đồng. Cụ thể, cổ phiếu HSG bị bán ròng nhiều nhất với 40,4 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 4,4 triệu đơn vị.

Tương tự, hoạt động rút vốn còn được chứng kiến ở KDC (40,3 tỷ đồng), HDB (35,8 tỷ đồng), OCB (30,7 tỷ đồng), DGW (23,4 tỷ đồng), FTS (16,3 tỷ đồng), HDC (12,4 tỷ đồng), VPB (11,2 tỷ đồng).

Hai đại diện còn lại trong danh mục bán ròng là VIX và VPG với giá trị lần lượt là 7,7 tỷ đồng và 5,6 tỷ đồng.

Quy mô mua ròng trên sàn HNX được nới rộng

Giao dịch cùng chiều với sàn HOSE, NĐT nước ngoài duy trì xu hướng mua ròng trên sàn HNX, quy mô tăng mạnh lên gần 353 tỷ đồng.

Cụ thể, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị 339,7 tỷ đồng, quy mô bỏ xa các mã còn lại trong Top 5. Dòng tiền ngoại cũng tìm đến các mã PVI (3,4 tỷ đồng), TNG (2,1 tỷ đồng), CEO (1,8 tỷ đồng) và SHS (1,1 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, danh mục bán ròng có sự xuất hiện của cổ phiếu IDC. Mã này dẫn đầu Top bán ròng dù được mua ròng liên tục trong các tuần trước đó, cụ thể trong tuần qua cổ phiếu của Tổng công ty Idico bị bán ròng với giá trị 1,1 tỷ đồng. Hoạt động rút vốn sau đó trải dài ở các cổ phiếu THD, HUT, PVC, APS.... với quy mô dưới 1 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại gom ròng gần 80 tỷ đồng trên thị trường UPCoM

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục xu hướng mua ròng với quy mô 78 tỷ đồng.

Trong đó, khối ngoại chủ yếu bán ròng 7,7 tỷ đồng cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post ). Kế đó, QTP bị bán ròng 2,7 tỷ đồng. Ngoài ra, danh mục rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài còn có sự góp mặt của VGT (2,6 tỷ đồng), SKH (1,1 tỷ đồng), CSI (0,9 tỷ đồng),...

Ở phía ngược lại, cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn được NĐT nước ngoài mua ròng trở lại với giá trị 23,1 tỷ đồng. Danh mục giải ngân còn có các đại diện như VEA (18,8 tỷ đồng), ACV (14,7 tỷ đồng), QNS (11,1 tỷ đồng), MCH (4,8 tỷ đồng),...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo