|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ đồng tuần VN-Index bốc hơi gần 4%, tập trung gom VNM

17:40 | 22/10/2022
Chia sẻ
Trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng nhẹ với giá trị hơn 200 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó hoạt động giải ngân tập trung ở sàn HNX.

Sau nhịp hồi phục từ mốc 1.000 điểm, lực cầu đã bắt đầu suy giảm khi VN-Index chạm vùng 1.060 - 1.070. Ngay cả khi thị trường chứng khoán thế giới có diễn biến tích cực trong các phiên ngày 18 và 19/10, VN-Index cũng có diễn biến đi ngang.

Khi bên bán tỏ ra mất kiên nhẫn cùng với tâm lý lo ngại trước các thông tin kém sắc trên thị trường, áp lực bán đã tăng mạnh đẩy VN-Index giảm mạnh và chốt tuần tại 1.019,82. Tính cả tuần, chỉ số đã giảm hơn 42 điểm, tương đương mức 3,96%.

VCB, VNM và SAB là điểm sáng hiếm hoi trong tuần, 3 cổ phiếu này đã giúp VN-Index tăng 5,5 điểm. Bên chiều giảm điểm, VHM, HPG và VIC đã dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index với tổng mức tác động là 11,4 điểm.

Trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng nhẹ với giá trị hơn 200 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó hoạt động giải ngân tập trung ở sàn HNX. 

Khối ngoại tập trung gom VNM nhưng bán ròng mạnh nhất mã HPG

 (Ảnh: Thu Thảo).

Tuần qua, khối ngoại chỉ còn mua ròng nhẹ hơn 56 tỷ đồng trên HOSE, giảm mạnh so với hơn 2.975 tỷ đồng trên HOSE. Thống kê giao dịch của NĐT nước ngoài, mã VNM của Vinamilk dẫn đầu về quy mô mua ròng trong tuần với 406 tỷ đồng. Lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài đẩy giá VNM tăng hơn 4% lên 77.000 đồng/cp.

Kế đó, cổ phiếu MSN của Masan cũng được khối ngoại gom ròng hơn 163,4 tỷ đồng trong bối cảnh mã này có nhịp giảm gần 5,3%. Một cổ phiếu ngân hàng khác là VCB cũng nằm trong top mua ròng với giá trị 123,4 tỷ đồng.

Dòng tiền ngoại còn đổ vào một số cổ phiếu nhóm hóa chất, phân đạm như DGC (109,2 tỷ đồng), DCM (85,7 tỷ đồng), DPM (57,8 tỷ đồng).

Lực mua còn xuất hiện tại các cổ phiếu vốn hóa trung bình như FRT (93,8 tỷ đồng), NKG (50,2 tỷ đồng) và TLG (43 tỷ đồng).

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Ở chiều bán ra, HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu với quy mô 629,8 tỷ đồng. Không còn được gom ròng như giai đoạn trước đó, cổ phiếu VHM của Vinhomes nằm trong danh mục bán ròng tuần này với 26,8 tỷ đồng.

Theo dõi giao dịch cho thấy rằng dòng tiền ngoại còn rút ra ở VND (95 tỷ đồng) và nhiều đại diện ở nhóm bất động sản như NVL (91,6 tỷ đồng), DXG (71 tỷ đồng), KDH (45,8 tỷ đồng), VIC (44,5 tỷ đồng). Ngoài ra, 3 cổ phiếu còn lại trong Top10 là GEX, SSI, GMD bị rút ròng dưới 40 tỷ đồng.

Sàn HNX được gom ròng hơn 150 tỷ đồng 

Giao dịch tương tự như trên HOSE, NĐT nước ngoài cũng mua ròng 150,17 tỷ đồng trên sàn HNX trong tuần qua.

 

Cụ thể, khối ngoại tiếp đà mua ròng cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần với giá trị 163,5 tỷ đồng, quy mô bỏ xa các mã còn lại trong Top 5. Dòng tiền ngoại cũng tìm đến các mã PVS (26,5 tỷ đồng), PVI (3,8 tỷ đồng), BVS (1,6 tỷ đồng), L14 (1,6 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, danh mục bán ròng trải dài ở các cổ phiếu EVS, DHT, THD, VNR và INN với giá trị 100 - 1,3 tỷ đồng.

 

 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

 

 

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ với quy mô gần 2,7 tỷ đồng.

Trong đó, khối ngoại chủ yếu bán ròng hơn 81,7 tỷ đồng cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP. Kế đó, BSR bị bán ròng 24,4 tỷ đồng. Ngoài ra, danh mục rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài còn có sự góp mặt của VTP (17,3 tỷ đồng), NTC (2,2 tỷ đồng) và LTG (1,9 tỷ đồng).

Ở phía ngược lại, duy nhất ACV của Đường Quảng Ngãi được mua ròng trên 10 tỷ đồng. Danh mục giải ngân còn có các đại diện như MCH (8,6 tỷ đồng), QNS (8 tỷ đồng), PVP (2,6 tỷ đồng), OIL (2 tỷ đồng),...

 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp 

 

 

Thu Thảo

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.