|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 780 tỷ đồng tuần VN-Index rơi hơn 96 điểm, tạo áp lực lên HPG, STB

10:01 | 08/10/2022
Chia sẻ
Khối ngoại có dấu hiệu quay trở lại mua ròng nhẹ vào phiên cuối tuần, tuy nhiên tính chung cả tuần thì NĐT nước ngoài có tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị 651,56 tỷ đồng. Trong đó, họ rút ròng 810,81 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu nhưng mua ròng 159,25 tỷ đồng chứng chỉ quỹ ETF.

VN-Index tiếp tục trả qua một tuần giảm điểm, áp lực bán đã xuất hiện ngay từ đầu tuần và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong suốt 5 phiên giao dịch. Chỉ số chung có lúc đã giảm về sát mốc 1.020 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ và tiếp tục duy trì ở mức thấp, và chỉ gia tăng trở lại khi VN-Index giảm xuống dưới 1.050.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index diễn biến ngược chiều so với chứng khoán thế giới, khi các chỉ số quốc tế có một tuần phục hồi thì áp lực bán trên VN-Index lại áp đảo suốt cả tuần giao dịch.

Toàn bộ nhóm ngành đều đồng loạt ghi nhận giảm điểm. Trong đó, tác động tiêu cực nhất tới chỉ số phải kể đến nhóm cổ phiếu blue chip ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính và bán lẻ khi hầu hết đều ghi nhận mức giảm lớn hơn 10% trong tuần vừa qua.

Không có phép màu xảy ra vào phiên giao dịch cuối tuần khi VN-Index đóng nến tuần ở gần khu vực 1.035. Kết tuần, VN-Index giảm 96,2 điểm, tương đương mức giảm 8,5% so với tuần trước xuống 1.035,91 điểm. Tương tự, HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 9,65% và 5,86%. 

Khối ngoại có dấu hiệu quay trở lại mua ròng nhẹ vào phiên cuối tuần, tuy nhiên tính chung cả tuần thì NĐT nước ngoài có tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị 651,56 tỷ đồng. Trong đó, họ rút ròng 810,81 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu nhưng mua ròng 159,25 tỷ đồng chứng chỉ quỹ ETF.

Khối ngoại chủ yếu tạo áp lực bán lên HPG, STB trên HOSE

Trong danh mục top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng, dẫn đầu là cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá trị 640,5 tỷ đồng. Lực xả của nước ngoài khiến mã này có nhịp giảm 17% sau 1 tuần, đóng cửa phiên 7/10 tại 17.600 đồng/cp.

Thống kê cho thấy trong tháng 9, khối ngoại gom ròng gần 766 tỷ đồng cổ phiếu HPG, như vậy chỉ trong tuần đầu tháng 10, khối ngoại gần như thay đổi vị thế giải ngân trước đó.

Danh mục rút ròng có một số cái tên quen thuộc ở nhóm tài chính ngân hàng như STB (372,9 tỷ đồng), SSI (102,1 tỷ đồng), VND (79,5 tỷ đồng). Cùng chiều, giao dịch tương tự trong phiên cũng được ghi nhận ở một số cái tên thuộc nhóm địa ốc như DXG (130,4 tỷ đồng), NVL (129,2 tỷ đồng).

Mặt khác, khối ngoại cũng bán ròng một số cổ phiếu vốn hóa trung bình như GEX (113,9 tỷ đồng), HAH (83,3 tỷ đồng), DGC (68,4 tỷ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, FUESSVFL là cái tên cuối cùng trong Top10 bán ròng với giá trị 39,6 tỷ đồng.

 

 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trở lại chiều mua, chứng chỉ quỹ FUEVFVND hút vốn ngoại nhiều nhất lên tới 175,2 tỷ đồng trong tháng 9. Khối ngoại nối tiếp đổ 156 tỷ đồng mua gom cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup.

 

Mặc dù bán ròng nhiều mã vốn hóa lớn nhưng NĐT nước ngoài cũng mua ròng PNJ và VHM với giá trị lần lượt là 72,2 tỷ đồng và 54,4 tỷ đồng. Cùng chiều, khối này cũng gom ròng HDG (48,8 tỷ đồng), VCI (47,4 tỷ đồng), NLG (46,3 tỷ đồng),

Kế tiếp, danh mục các mã được rót ròng dưới 40 tỷ đồng có chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (40,2 tỷ đồng), VRE (38,5 tỷ đồng), DPM (36,4 tỷ đồng).

NĐT ngoại trở lại mua ròng trên HNX

 

Tại HNX, hoạt động mua ròng trở lại sau 3 tuần rút ròng liên tiếp. Về giá trị cụ thể, khối này mua ròng 36,17 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,4 triệu cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại với quy mô mua ròng 14,8 tỷ đồng, theo sau là IDC (10,7 tỷ đồng). Lực cầu ở hai mã đứng đầu bỏ xa các mã còn lại trong Top mua ròng. Ngoài ra, hoạt động giải ngân tìm đến một số cổ phiếu như L14 (2,5 tỷ đồng), PVI (2,5 tỷ đồng), SHS (1,2 tỷ đồng),...

Tại chiều bán ròng, không mã nào bị rút ròng trên 1 tỷ đồng. NĐT nước ngoài chỉ bán ròng nhẹ TVD, TIG, CEO, TVC, HOM,... 

 

 

 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

BSR tiếp tục là tâm điểm bán ròng trên UPCoM

Trong khi đó, trên thị trường UPCoM, khối ngoại chưa ngừng rút ròng, quy mô giảm 25% so với tuần trước với giá trị 164,25 tỷ đồng.

Trong đó, khối ngoại chủ yếu bán ròng hơn 121,8 tỷ đồng cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn. Kế đó PHS bị bán ròng 60 tỷ đồng. Ngoài ra, danh mục rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài còn có sự góp mặt của QTP (4,9 tỷ đồng), SIP (1,7 tỷ đồng), NTC (1,3 tỷ đồng),...

Ở phía ngược lại, duy nhất QNS của Đường Quảng Ngãi được mua ròng trên 10 tỷ đồng. Danh mục giải ngân còn có các đại diện như ACV (7,9 tỷ đồng), VEA (2,5 tỷ đồng), MCH (1,8 tỷ đồng), CSI (1,4 tỷ đồng),...

 

 

 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

 

Thu Thảo

Đánh thuế BĐS: Kiểm soát đầu cơ hay tạo thêm gánh nặng?
Nếu chỉ áp dụng mỗi biện pháp đánh thuế thì sẽ khó ngăn chặn hiệu quả việc thao túng giá bất động sản mà ngược lại còn có tác dụng tiêu cực nếu chính sách tiền tệ và tài khóa đi theo xu hướng ngược lại là hỗ trợ tăng trưởng.