|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Khánh thành Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên ở Tây Nguyên

15:46 | 09/03/2019
Chia sẻ
Nhà máy điện năng lượng mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh sẽ cung cấp cho điện lưới quốc gia khoảng 150 triệu kWh/năm, doanh thu 300 tỷ đồng.

Sáng 9/3, tại xã Ea Wer, huyện biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khánh thành cụm Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.

Cụm công trình Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh là dự án đầu tiên được khánh thành ở Tây Nguyên đưa vào hòa mạng lưới điện quốc gia. Dự án được Bộ Công Thương phê duyệt với công suất 100 MWP, được xây dựng trên diện tích đất 120 ha, tổng mức đầu tư  gần 2.300 tỷ đồng.

Cùng với việc xây dựng nhà máy, dự án còn thực hiện việc xây dựng trạm biến áp 22/220kV, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống trạm bơm cho các hồ chứa nước, trạm quan trắc và đường dây truyền tải điện dài khoảng 15km đấu nối với thệ thống điện lưới quốc gia.

Khánh thành Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầu tiên ở Tây Nguyên - Ảnh 1.

Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh có tổng mức đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.

Nhà máy điện năng lượng mặt trời hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho điện lưới quốc gia khoảng 150 triệu kWh mỗi năm, doanh thu khoảng 300 tỷ đồng, nộp ngân sách 30 tỷ đồng/năm cho địa phương. Đây là dự án có quy mô để phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư cũng như tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện để dự án hoàn thành vượt tiến độ 2 tháng rưỡi so với kế hoạch.

Về  đầu tư phát triển các dự án phát triển điện mặt trời trong thời gian tới ở Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị, Bộ Công thương cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời, nghiên cứu đề xuất các chính sách khả thi để xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng. Đối với địa phương  cần tiếp tục đồng hành tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu khảo sát phát triển các dự án điện mặt trời, khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng đất đầy nắng, gió ở khu vực Tây Nguyên.

"Tây Nguyên có rừng xanh đại ngàn nhưng cũng có những vùng đất cằn cỗi đầy nắng và gió. Nắng nóng quanh năm, đây là khó khăn nhưng lại là thuận lợi vì nguồn bức xạ mặt trời để phát triển năng lượng vô giá. Chúng ta cần phải tận dụng đầu tư khai thác điện năng lượng mặt trời thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh./.

Những công xưởng sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới VOV.VN - Năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo vô tận và đây là những trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Dự án năng lượng mặt trời lớn nhất CampuchiaDự án năng lượng mặt trời lớn nhất Campuchia Cận cảnh dự án Khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt NamCận cảnh dự án Khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam Dự án năng lượng mặt trời áp mái Skylight 7 triệu USD sẽ hoạt động vào tháng 10/2019Dự án năng lượng mặt trời áp mái Skylight 7 triệu USD sẽ hoạt động vào tháng 10/2019


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuấn Long