|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai ba dự án cao tốc

22:30 | 17/07/2022
Chia sẻ
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa có kết luận và yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tập trung tối đa để đẩy nhanh tiến độ triển khai ba dự án cao tốc.
Thi công làm đường cao tốc. (Ảnh minh họa: Quang Toàn/TTXVN).

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 208/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về rà soát, hoàn thiện dự thảo các Nghị quyết của Chính phủ triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Theo Thông báo, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã có các Nghị quyết số 58/2022/QH15, số 59/2022/QH15 và số 60/2022/QH15 về chủ trương đầu tư xây dựng các dự án đường bộ cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; trong đó Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế đặc thù được áp dụng trong năm 2022 và 2023 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, việc hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai các dự án là rất cấp bách. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tập trung tối đa để đẩy nhanh tiến độ, trước mắt, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; ban hành các Nghị quyết của Chính phủ triển khai các Nghị quyết của Quốc hội...

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện dự thảo các Nghị quyết của Chính phủ triển khai Dự án xây dựng đường bộ cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 18/7/ 2022. 

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.