|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khách Trung Quốc đến Việt Nam chững lại, ảnh hưởng tới hoạt động của ACV

13:47 | 10/06/2019
Chia sẻ
Năm 2019, khách Trung Quốc chững lại khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng trưởng chậm lại. Trong khi VCSC dự tính, doanh thu dịch vụ hành khách quốc tế đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của ACV.

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây có báo cáo nhận định về Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã: ACV).

Khách Trung Quốc đến Việt Nam chững lại, ảnh hưởng tới hoạt động của ACV - Ảnh 1.

VCSC dự tính, doanh thu dịch vụ hành khách quốc tế đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của ACV. (Ảnh minh họa: Tiền Phong)

Theo đó, VCSC điều chỉnh giám giá mục tiêu của cổ phiếu ACV do giả định giảm 3% lượng hành khách quốc tế năm 2019 của doanh nghiệp, lượng khách Trung Quốc nói riêng và tổng lượng khách quốc tế nói chung có tăng trưởng chậm lại, kéo theo lượng khách quốc tế tăng trưởng chậm lại.

Tăng trưởng lượng du khách từ Trung Quốc đang chững lại trên khắp châu Á, không chỉ tại Việt Nam. Báo cáo cho rằng, nguyên nhân là do sự chững lại của kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, ACV lại có sự phụ thuộc lớn vào tăng trưởng lượng hành khách quốc tế khi doanh thu dịch vụ hành khách quốc tế đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu của công ty.

Năm 2019, công ty chứng khoán giả định lượng hành khách quốc tế sẽ giảm 2,5% so với cùng kỳ và lượng hành khách trong nước tăng 2% so với cùng kỳ.

Dù tỷ lệ tăng trưởng hành khách quốc tế năm 2019 còn ảnh hưởng bởi kết quả cao trong 6 tháng đầu năm 2018 (ngay trước khi ACV bàn giao sân bay quốc tế Cam Ranh vào cuối quý II/2018), nhưng công ty chứng khoán vẫn dự báo tỷ lệ tăng trưởng hành khách quốc tế sẽ về mức 10,7% vào năm 2020.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng, các yếu tố thúc đẩy mang tính cơ cấu của ngành trong dài hạn và sự bùng nổ của ngành hàng không sẽ tiếp tục được giữ vững. Mức giảm hiện tại trong lượng khách du lịch và tăng trưởng hành khách quốc tế chỉ là tạm thời.

Tăng trưởng có thể không tuyến tính, nhưng trong dài hạn, tăng trưởng được kỳ vọng sẽ đi lên vì Việt Nam có vị trí gần các thị trường hàng không có tăng trưởng cao khắp châu Á, hiện những địa điểm mà di chuyển bằng đường hàng không còn có tỷ lệ thu nhập thấp, nhưng tầng lớp trung lưu của Việt Nam lại ngày càng gia tăng.

VCSC dự báo, ACV sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng kép hành khách quốc tế hàng năm 11% giai đoạn 2018 – 2028. Dư địa tăng trưởng của ACV đã được phản ánh, cụ thể là do kế hoạch đầu tư dài hạn giá trị lớn.

Thời gian bảo trì đường băng và thu phí cất/hạ cánh vẫn còn chưa rõ ràng. Nếu các vấn đề này không có tiến triển trong ngắn hạn thì dự báo năm 2019 có thể giảm do ảnh hưởng ròng từ việc ACV thanh toán phí bảo trì đường băng và ghi nhận doanh thu từ phí cất/hạ cánh. Đây được xem là giả định diễn biến tích cực cho ACV.

Còn nếu thời gian giả định thực hiện thu phí cất/hạ cánh trong mô hình định giá của VCSC sang năm 2020, các yếu tố khác không đổi, diễn biến này sẽ làm giảm nhẹ giá cổ phiếu ACV do làm giảm dự báo EPS 2019.

Ngoài khách du lịch Trung Quốc thấp hơn, thì rủi ro hiện tại của cổ phiếu ACV còn đến từ gánh nặng vốn xây dựng cơ bản cao hơn, trì hoãn mở công suất các cảng hàng không, tăng trưởng lưu lượng hàng không hạn chế và lỗ tỷ giá từ khoản nợ bằng đồng Yên (JPY).

Trong khi đó, yếu tố hỗ trợ của cổ phiếu này là tăng trưởng lưu lượng hành khách cao hơn dự báo trước đó của chính VCSC, tăng trưởng doanh thu ngoài hàng không tăng tốc, gánh nặng vốn xây dựng cơ bản thấp hơn nhưng không kiềm chế tăng trưởng và thay đổi các quy định dẫn đến mức sinh lời mảng hàng không và ngoài hàng không cao hơn.

N. Lê

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.