Kế hoạch lợi nhuận hơn 8.500 tỷ đồng năm 2018, VPBank có quá tham vọng?
VPBank niêm yết, sẽ xuất hiện nhiều đại gia nghìn tỷ trên sàn chứng khoán | |
VPBank giao dịch đầu tiên trên HOSE ngày 17/8, giá tham chiếu 39.000 đồng/cp |
Lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế 8.528 tỷ đồng trong năm 2018, VPBank đứng ngang hàng với các ông lớn? |
Theo thông tin trong bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu, trong năm 2018, hầu hết chỉ tiêu kinh doanh của VPBank đều tăng trưởng ở hai con số.
Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 231.870 tỷ đồng, tăng trưởng 26,4% so với năm 2017, mức này cũng tương đương với năm 2017 so với 2016. Vốn chủ sở hữu dự kiến 36.183 tỷ đồng, tăng 30%. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế ước 8.528 tỷ đồng, tăng đến hơn 48%; trong đó lợi nhuận ngân hàng mẹ là 4.015 tỷ đồng, tăng hơn 68%.
Năm 2017, VPBank dự kiến tổng dư nợ tín dụng đạt 183.462 tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 5.754 tỷ đồng, tăng 46,2%. Tỷ lệ cổ tức ước 32,83%.
Nguồn: Bản cáo bạch của VPBank |
Có thể nhận thấy, kế hoạch của VPBank là khá tham vọng tuy nhiên không phải là không có cơ sở. Kết quả kinh doanh qua các năm từ 2016 đến nay cho thấy VPBank đang bỏ xa các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh khác và chỉ xếp sau Vietcombank, VietinBank.
Với mức lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2017, VPBank vươn lên dẫn đầu về lợi nhuận của khối ngân hàng cổ phần và nằm trong Top 3 ngân hàng lãi lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2017, vượt qua BIDV và tiến gần tới mức lợi nhuận của VietinBank và Vietcombank.
So sánh lợi nhuận kế hoạch và kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2017 các ngân hàng (Ảnh: Trúc Minh tổng hợp) |
Hơn nữa, có thể nhận thấy tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của VPBank khá cao so với mặt bằng chung của toàn hệ thống tổ chức tín dụng (7,51% trong năm 2016).
Năm 2016, ROE của ngân hàng đạt 21,2%, vượt mức bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (11,54%) và gần gấp 3 lần bình quân của các ngân hàng cổ phần (5,66%). Theo kế hoạch của VPBank, ROE của năm 2017 tăng lên 25,5%, năm 2018 là 25,5%, cao hơn nhiều so với ROE của VietinBank, Vietcombank và BIDV.
Để đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra, VPBank cũng đưa ra các định hướng chiến lược cụ thể như tập trung tăng trưởng các phân khúc chiến lược là khách hàng cá nhân, khách hàng SME, tín dụng tiểu thương và tín dụng tiêu dùng. Đặc biệt, thị trường tín dụng tiêu dùng được xem là thị trường tiềm năng và là cơ hội để VPBank gia tăng doanh số.
FE Credit đã phát triển 'thần tốc' như thế nào trong 3 năm qua? |
Hiện công ty con FE Credit của VPBank dẫn đầu thị phần thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Với tỷ suất lợi nhuận cao, FE Credit được xem là "con gà đẻ trứng vàng" của VPBank. Nửa đầu năm 2017, riêng FE Credit mang về hơn 1/3 lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với tỷ suất sinh lời cao, tỷ lệ nợ xấu của FE Credit cũng tăng lên đến 6% vào cuối năm 2016. Đến hết quý II/2017, con số này đã có chiều hướng hạ nhiệt về 3,2% cho thấy VPBank cũng đang chú trọng vào việc quản trị và xử lý nợ xấu của FE Credit.
Như vậy, nếu VPBank có thể giữ được tốc độ tăng trưởng như hiện tại thì việc đạt được kế hoạch lãi hơn 8.500 tỷ trong năm 2018 là có thể khả thi.
Ngoài ra, ngân hàng cũng thực hiện cấu trúc lại cơ cấu sản phẩm, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm có mức sinh lời cao, đi kèm với việc tiếp tục đầu tư cho hệ thống quản trị rủi ro và thu hồi nợ xấu. Đồng thời, VPBank cũng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng truyền thông, tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng như ngân hàng số, hợp tác với doanh nghiệp startup,…
Hiện tượng vốn ngoại chảy vào VPBank Một loạt nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển tiền mua cổ phần Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), để chính thức trở thành ... |
VPBank sẽ lọt top 5 ngân hàng có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán Mức vốn hoá thị trường của VPBank được dự kiến ở mức gần 52.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau 3 ông lớn ngân hàng Vietcombank, ... |
VPBank niêm yết, sẽ xuất hiện nhiều đại gia nghìn tỷ trên sàn chứng khoán Với việc lên sàn ở mức giá 39.000 đồng/cp, cổ phiếu VPBank giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm 7 cá nhân có ... |